Lọc dầu Dung Quất tăng công suất, Xây lắp Vietsovpetro nỗ lực với giàn RC-10 và RC-RB1

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nâng công suất nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi lên 105% trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước có nhiều biến động, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn tài chính.
Sputnik
Trong khi đó, theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Xí nghiệp Xây lắp Vietsovpetro đang nỗ lực hoàn thành các hạng mục công trình giàn RC-10 và RC-RB1.

BSR: Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất

Những ngày đầu năm 2022, trong bối cảnh Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) Tĩnh Gia, Thanh Hóa – nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam gặp vô vàn khó khăn về tài chính và phải cắt giảm công suất, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng xăng dầu trong nước, Lọc dầu Dung Quất đã phải đẩy mạnh sản xuất, nâng công suất.
Ngày 16/2, ông Bùi Ngọc Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Lọc hóa Bình Sơn thông tin, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã vận hành an toàn, liên tục và ổn định.
Lọc dầu Dung Quất phải tăng công suất, Việt Nam có đang lo khủng hoảng xăng dầu?
Theo lãnh đạo Lọc dầu Bình Sơn, đơn ị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, từ đầu năm đến nay, nhà máy đã xuất bán ra thị trường gần 700.000 tấn sản phẩm xăng, dầu các loại trong bối cảnh thị trường xăng dầu có nhiều biến động.
Theo Tổng Giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn, những ngày cận Tết Nguyên đán, nhà máy Dung Quất đã tăng công suất lên 103%.
“Tính từ sau Tết đến nay lọc dầu Dung Quất nâng lên 105% nhằm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước”, ông Bùi Ngọc Dương nói và cho biết, nhu cầu hiện đang tăng đột biến.
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhà máy Dung Quất đã mua, tiếp nhận 3,9 triệu thùng dầu thô trong nước từ các mỏ lớn của Việt Nam như Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Rạng Đông, Đại Hùng chuyển về từ Vũng Tàu và nhập khẩu từ Bu Attifel của Lybia.
“Công tác nhập dầu thô đạt và vượt kế hoạch đề ra, BSR đã mua và nhập kho các loại dầu thô trong nước (Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Rạng Đông, Đại Hùng) và nhập khẩu (Bu Attifel) với tổng khối lượng khoảng 3,9 triệu thùng các loại dầu thô”, lãnh đạo BSR cũng cho biết.
Ngoài ra, năm nay, nhà máy dự kiến chế biến thử nghiệm 7 dầu thô mới và hoàn thành thử nghiệm nâng công suất phân xưởng NHT (137%) và CCR (112%).
Theo ông Dương, công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, tối ưu năng lượng được giám sát chặt chẽ. BSR cũng đã hoàn thành chế biến thử nghiệm dầu thô mới Rabi ở mức 15%.
“Năm nay, BSR dự kiến chế biến thử nghiệm 7 dầu thô mới và hoàn thành thử nghiệm nâng công suất phân xưởng NHT (137%) và CCR (112%); dự kiến nâng công suất phân xưởng RFCC ở 105% công suất”, đại diện Lọc hóa dầu Bình Sơn khẳng định.

Phải giữ vững hoạt động nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Trước đó, thông tin về tình hình hoạt trong năm 2022, BSR cho biết, nhà máy lọc dầu Dung Quất đặt mục tiêu đạt doanh thu hơn 91.000 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 9.934 tỷ và lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng.
Cũng theo lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa qua đã thông tin với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN), về công tác tiêu thụ sản phẩm, BSR nhận định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tốt, các đầu mối tăng cường nhận hàng phục vụ di chuyển, vận tải hàng hóa, hoạt động sản xuất.
Nhu cầu thị trường xăng, dầu trong nước đang thiếu nguồn cung. Đây là cơ hội nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất, tận dụng giá hàng tồn kho đang lên, để bù đắp cho những tháng tiếp theo nếu thị trường giảm nhu cầu.
Dung Quất mỗi tháng mua 2-3 triệu thùng dầu thô từ Singapore
Tại buổi làm việc với Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, BSR cũng nhận định thị trường dầu mỏ thế giới theo dự báo khả quan nhất của Goldman Sachs là 96 USD/thùng cho năm 2022 và quanh vùng giá 105 USD/thùng cho năm 2023.
Với đà tăng trưởng ngay từ tháng 1, cùng với dự báo giá dầu neo ở mức cao, Lọc hóa dầu Bình Sơn đang phấn đấu vượt tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2022 mà PVN đã giao.
Báo cáo thêm tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Văn Hội cho biết năm 2022, BSR tiếp tục tập trung xử lý các tình huống liên quan đến dịch bệnh Covid-19, của biến động thị trường xăng dầu.
“BSR giữ vững hoạt động an toàn, ổn định của nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự báo giá dầu thô và crack margin của sản phẩm có xu hướng cao hơn so với thời điểm lập kế hoạch. Theo đó, BSR có cơ hội đạt và vượt kế hoạch 2022”, ông Hội nhấn mạnh.
Cùng với đó, BSR đẩy mạnh dự án nâng cấp và phát triển các sản phẩm hóa dầu, hoàn thiện chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Phát biểu tại phiên làm việc, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đề nghị BSR phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khâu thượng nguồn, khâu trung nguồn của PVN để liên kết, phát triển giá trị chuỗi.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng lì xì đầu năm cho công nhân, kỹ sư BSR
Lãnh đạo PVN cũng đề nghị cần có nhiều cuộc họp chuyên đề về vấn đề này để tìm giải pháp tốt nhất áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng chỉ đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn tăng trưởng sản lượng và doanh thu, kiểm soát quản trị - đưa ra kịch bản điều hành, quản trị rủi ro, quản trị biến động và đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, tối ưu hóa sản xuất.
Lọc dầu Bình Sơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng cần hoạch định mục tiêu và chiến lược, đón đầu và nắm bắt các xu hướng, đặc biệt chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo.
PVN chấp nhận mất hàng nghìn tỷ đồng để nhà máy đóng tàu Dung Quất phá sản?
Bên cạnh đó, BSR cũng cần triển khai hệ thống marketing hiện đại, kiện toàn và quản trị danh mục đầu tư, nâng cấp và phát triển các sản phẩm hóa dầu, quản trị dòng tiền.
Như Sputnik đã thông tin, đầu năm nay, Lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa đã phải hủy nhập 2 tàu dầu thô từ Kuwait và từng đứng trước nguy cơ đóng cửa, dừng hoạt động vào ngày 13/2 do khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
Theo Lọc dầu Nghi Sơn, khó khăn bắt nguồn từ việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA. Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình cung ứng xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, PVN chỉ nắm giữ hơn 25% thị phần tại Nghi Sơn, do đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ có thể hỗ trợ những gì cần thiết để giúp NSRP duy trì sản xuất.
PVN đã nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài (gồm Kuwait và Nhật bản) về giải pháp tái cấu trúc tổng thể NSRP nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của PVN và phía Việt Nam.
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được thành lập từ tháng 4/2008, do bốn thành viên góp vốn, bao gồm Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN chiếm 25,1% vốn điều lệ, Công ty Idenmitsu Kosan 35,1%, Công ty Hóa chất Mitsui 4,7%, Tập đoàn dầu mỏ Kuwait 35,1%.
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy lọc dầu này là khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay yếu sử dụng cho thị trường trong nước của Việt Nam.

Xây lắp Vietsovpetro thi đua hạng mục công trình giàn RC-10 và RC-RB1

Ngày 15/2, Công đoàn Xí nghiệp Xây lắp Vietsovpetro phát động thi đua hoàn thành các hạng mục công trình giàn RC-10 và RC-RB1.
Cụ thể, Công đoàn Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí, thuộc Công đoàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức lễ phát động thi đua sản xuất, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng bộ và 40 năm ngày thành lập Công đoàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Theo thông tin từ PVN, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Xí nghiệp Xây lắp đã hoàn thành chế tạo, lắp đặt và đưa vào khai thác hai giàn BK-18A và BK-19BK vượt mốc kế hoạch 48 ngày cho cả hai công trình.
Việt Nam tiếp tục đối thoại với Gazprom và Rosneft về cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tiếp nối những thành công đó, năm 2022, lãnh đạo Vietsovpetro đã tin tưởng giao cho Xí nghiệp Xây lắp tiếp tục chế tạo, lắp đặt và đưa vào khai thác giàn RC-10 và RC-RB1 thuộc mỏ Rồng.
“Đây là được xem là niềm tự hào, cũng đồng thời là trách nhiệm lớn của tập thể Xí nghiệp Xây lắp để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vietsovpetro năm 2022”, PVN cho biết.
Với vai trò quan trọng của công trình RC-10 và RC-RB1, được sự nhất trí của Công đoàn Vietsovpetro và sự đồng thuận, khích lệ của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Xí nghiệp Xây lắp đã tổ chức phát động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Đảng bộ và 40 năm Ngày thành lập Công đoàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Cụ thể ở các hạng mục “Chế tạo trên bờ Khối thượng tầng và cầu dẫn giàn RC-RB1, mỏ Rồng”, khối lượng 1.593 tấn, khởi công vào ngày 1/3/2022, dự kiến hoàn thành vào ngày 15/6/2022; và “Chế tạo trên bờ chân đế, cọc, bến cập tàu RC-10, mỏ Rồng”, khối lượng 670 tấn, khởi công vào ngày 19/2/2022, dự kiến hoàn thành vào ngày 25/8/2022.
Chủ tịch Công đoàn Bùi Minh Tú đã phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành các hạng mục công trình giàn RC-10 và RC-RB1 đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn. Ông Tú cũng kêu gọi tập thể cán bộ, đoàn viên các công đoàn bộ phận tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
"GazpromNeft" của Nga sẽ là đồng sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch Công đoàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Nguyễn Quốc Đạt đánh giá cao phong trào thi đua của Công đoàn Xí nghiệp Xây lắp trong những năm qua.
Trong năm 2021, tập thể cán bộ nhân viên của Xí nghiệp Xây lắp đã hoàn thành vượt mức tiến độ 2 công trình thi đua giàn BK-18A và BK-19 đã góp phần không nhỏ giúp Vietsovpetro hoàn thành vượt mức kế hoạch khai thác dầu của năm.
Thảo luận