Với chủ đề "Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới", sự kiện bao gồm 3 phiên thảo luận gồm: sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phục hồi của nền kinh tế; vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong sự phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ổn định và bền vững; định vị doanh nghiệp trong và ngoài nước trong chuỗi cung ứng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Tiếp cận chính sách một cách thuận lợi nhất
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng giải pháp quan trọng hàng đầu là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách và các quy định hỗ trợ.
“Các cơ quan chức năng cần vận hành hiệu quả đường dây nóng và hòm thư điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để điều chỉnh kịp thời các quy định, chính sách. - Ông Công đề xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
�Tại sự kiện lần này, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các giải pháp hỗ trợ thực thi hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, như cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và các gói vay lãi suất thấp (trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng) để trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế.
Khu vực doanh nghiệp phải là trọng tâm
Theo ý kiến của các đại biểu, việc phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó quyết định thành công của chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách linh hoạt và phù hợp nhằm hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
“Việt Nam cần có các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể cho từng ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật phụ trợ thuộc các chuỗi giá trị trọng điểm và nằm trong chiến lược cụ thể thu hút các chuỗi FDI chuyển dịch” - Ông Công cho biết.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Nhận định tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, năm 2021 nền kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng đạt 2,58%; đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát.
“Diễn đàn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đề xuất những giải pháp nhằm triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân” - Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên
© Ảnh : Dương Giang-TTXVN
Về vấn đề trên, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đóng góp ý kiến:
“Để làm được những yếu tố trên điểm nhấn vẫn là con người. Do vậy, ông Công cho rằng hơn lúc nào hết, bối cảnh mới đòi hỏi cấp bách việc nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy chính quyền, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu".
Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa
Nhằm phục hồi kinh tế một cách bền vững, các chuyên gia cho rằng cần tập trung thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và nội ngành. Ngoài việc đẩy mạnh các chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt” vẫn cần phải có các chương trình khác, đa dạng hơn.
“Cần có các chương trình kết nối tiêu thụ và kích thích tiêu dùng trên toàn quốc như hội chợ bán hàng online theo từng sản phẩm/tuần, liên kết một số sàn thương mại điện tử để cùng thực hiện hoạt động trên. Mặt khác, các bộ, ngành và địa phương, hiệp hội cần có sự liên kết để xây dựng những tuần lễ kết nối, tiêu thụ sản phẩm theo ngành hoặc đa ngành, kết hợp trực tuyến và tập trung” - Ông Phạm Tấn Công đề xuất.
Việt Nam hiện có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, trong đó có nhiều thị trường mà Việt Nam hiện có lợi thế như EU, Liên minh kinh tế Á-Âu, Chile, Canada v.v. Lợi thế của Việt Nam nằm ở chính các FTA để thu hút các khách hàng quay lại với Việt Nam.
“Cần có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan FTA để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các FTA” - Ông Công đề nghị.
Ngoài ra, việc phát triển các chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng cần gắn liền với bảo vệ môi trường, giảm phát thải v.v. như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Diễn đàn có sự tham gia thảo luận của các chuyên gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ổn định, bền vững.