Chuyến đi của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ khác 2 đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tấn Dũng?

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân Trần Nguyệt Thu và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam sắp có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore.
Sputnik
Kỳ vọng chuyến thăm cấp cao của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến Singapore lần này sẽ khác gì với các cuộc viếng thăm đảo quốc Sư tử trước đây của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc diễn ra theo lời mời của Tổng thống Halimah Yacob, tuy vậy, trọng tâm chú ý dự kiến sẽ là cuộc gặp giữa nguyên thủ Việt Nam với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, ASEAN, khu vực và thế giới cần thảo luận.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Singapore

Ngày 22/2, theo thông báo của Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Việt Nam xác nhận chuyến thăm cấp Nhà nước quan trọng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Singapore.
Chuyến thăm này của Chủ tịch Phúc cho thấy, Việt Nam rất coi trọng Singapore.
“Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Singapore Halimah Yacob, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 24-26/2”, thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nhận được sự chú ý từ giới quan sát đặt trong bối cảnh ASEAN đang tồn tại một số quan điểm chưa đồng thuận xung quanh vấn đề tình hình Myanmar.
Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế”
Tuy nhiên, quan trọng nhất, quan hệ hợp tác Việt Nam và Singapore đang ở giai đoạn rất tốt đẹp, tin cậy chính trị gia tăng; hợp tác trên các lĩnh vực tiếp tục đạt được kết quả cụ thể.
Chính quyền Singapore cũng đã lên tiếng xác nhận về chuyến công du của nhà lãnh đạo Việt Nam đến đảo quốc Sư tử hôm nay.
“Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Singapore trong tuần này theo lời mời của Tổng thống Halimah Yacob”, Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) cho biết hôm thứ Ba (22/2).
Cùng đi với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc có phu nhân là bà Trần Nguyệt Thu, Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ bao gồm một số Bộ trưởng, quan chức cấp cao và đại diện doanh nghiệp.
“Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định mối quan hệ tuyệt vời của Singapore với Việt Nam khi cả hai nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2023 tới đây”, Bộ Ngoại giao Singapore nhấn mạnh.

Từ chuyến thăm của các đồng chí Phạm Văn Đồng và Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 16/10/1978, phái đoàn Chính phủ Việt Nam do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến thăm Singapore. Đây là chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của đại diện đất nước Việt Nam thống nhất.
Khi đó, Việt Nam chưa là thành viên của ASEAN (mới chỉ gồm 5 nước Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines).
Tổng thống Putin chúc Tết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá cao những thành tựu trong kiến thiết kinh tế dưới sự lãnh đạo của ông Lý. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bày tỏ muốn học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong xây dựng kinh tế, đồng thời mong muốn thúc đẩy mối liên kết hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Singapore.
Năm 2004, Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm Singapore và ký kết Tuyên bố chung Khung hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21.
Năm 2007, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thăm Singapore. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt sau khi Việt Nam ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” với Singapore.
Chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong khuôn khổ chuyến công du 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Singapore, Myanmar, và Brunei từ ngày 8 đến 17/8/2007 và đã gặt hái nhiều thành công.
Năm 2013, Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore, đã thăm Việt Nam và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Lý Hiển Long và Nguyễn Tấn Dũng
Năm 2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là nhà lãnh đạo Việt Nam đã tham dự tang lễ Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng và Bộ trưởng cao cấp Singapore và dự lễ kỷ niệm 50 năm quốc khánh Singapore.
Tháng 3/2017, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thăm Việt Nam gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, khi đó đang nắm cương vị Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Phúc đi Campuchia làm gì?
Có thể thấy, trao đổi đoàn cấp cao Việt Nam – Singapore được duy trì hết sức thường xuyên với độ tin cậy cao. Hợp tác quan hệ song phương hai nước đạt nhiều bước tiến tích cực qua từng thời kỳ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động như hiện nay, nhất là cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc và vai trò của ASEAN là “trung tâm” và dẫn dắt, theo giới quan sát, sẽ có nhiều điểm khác và thêm nhiều kỳ vọng ở chuyến công du của nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc đến Singapore lần này.

Lịch trình dự kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc ở Singapore

Chuyến công du của nhà lãnh đạo từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 2, là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên mà Singapore sẽ chủ trì tiếp đón kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020.
Chủ tịch Phúc sẽ gặp Tổng thống Halimah, Thủ tướng Lý Hiển Long, Bộ trưởng Danh dự Cấp cao Singapore Goh Chok Tong (Ngô Tác Đống, đồng thời là Chủ tịch của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore), Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin và các nghị sĩ Singapore trong chuyến thăm cấp nhà nước của mình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Thụy Sĩ và Nga
Ông Goh Chok Tong - nguyên Thủ tướng của Singapore, kế nhiệm Lý Quang Diệu và hiện đang là Bộ trưởng Danh dự Cấp cao của Singapore từng thăm Việt Nam và có cuộc gặp với nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ nhận được sự chào đón trọng thị theo nghi thức cấp Nhà nước Singapore tại Phủ Tổng thống Istana vào ngày 25 tháng 2, sau đó sẽ là cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Halimah.
Singapore cũng có kế hoạch tổ chức bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước để chào đón và hoan nghênh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng thống Halimah Yacob chủ trì.
“Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ tiến hành hội đàm cấp cao, chứng kiến ​​lễ ký kết các thỏa thuận song phương được kỳ vọng sẽ thắt chặt, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực giữa Singapore và Việt Nam”, Bộ Ngoại giao Singapore khẳng định.
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng sẽ chủ trì tiệc chiêu đãi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin và các đại biểu Quốc hội, nghị sĩ Singapore tại trụ sở Tòa nhà Quốc hội.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Singapore, Chủ tịch Phúc sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Doanh nghiệp Singapore-Việt Nam do Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore và Đại sứ quán Việt Nam phối hợp tổ chức.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc cũng dự định sẽ gặp nguyên Thủ tướng của Singapore – hiện là Bộ trưởng Danh dự Cấp cao Goh Chok Tong và thăm trang trại năng lượng mặt trời nổi khổng lồ tại hồ chứa Sembcorp Tengeh (nơi chứa đến trên 122.000 tấm pin mặt trời) vào hôm sau trước khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore.

Thắt chặt quan hệ Việt Nam – Singapore

Như Sputnik đã thông tin, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore những năm qua phát triển tích cực.
Bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam và Singapore vẫn duy trì trao đổi đoàn, thư/điện mừng/thăm hỏi, tiếp xúc cấp cao và các cấp thường xuyên.
Singapore
Đặc biệt, hợp tác kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội không ngừng được mở rộng. Hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp song phương, đặc biệt là cơ chế họp tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao hàng năm đã có.
Trên nền tảng tin cậy chính trị cao, quan hệ hợp tác thương mại song phương cũng gặt hái nhiều thành tựu. Theo số liệu từ cơ quan Hải quan 2 nước, mặc dù chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 gây ra, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so với năm 2020.
Theo cập nhật mới nhất từ cổng thông tin Chính phủ, riêng trong tháng 1/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 783,9 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Xứng danh con hổ châu Á mới, quy mô GDP Việt Nam bao giờ lại vượt Singapore?
Về hoạt động đầu tư, như Sputnik thường xuyên cập nhật, Singapore là một trong những nước rót FDI lớn vào Việt Nam.
Tính đến tháng 2/2022, Singapore đầu tư tại Việt Nam với 2.860 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký đạt 66 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô đầu tư bình quân 1 dự án là trên 23 triệu USD, cao hơn mức đầu tư trung bình là 11,9 triệu USD/dự án. Đáng chú ý, trong năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, về đầu tư của Việt Nam sang Singapore, hiện có 118 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 498 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như khoa học công nghệ, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, thông tin truyền thông, công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cùng với đó, Việt Nam và Singapore tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Điển hình như về quốc phòng-an ninh, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế đối thoại và hợp tác thường niên.
Về lĩnh vực giao thông vận tải, Singapore là một trong những thị trường hàng không có tầm quan trọng đặc biệt với Việt Nam với dung lượng hành khách đến Việt Nam đứng thứ 6 (theo số liệu năm 2019).
Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam-Singapore đã khôi phục chuyến bay thương mại thường lệ chở khách giữa hai nước với tuần suất thỏa thuận là 14 chuyến/tuần cho mỗi bên (tần suất khai thác thực tế trong thời gian tới theo nhu cầu mỗi nước). Việt Nam và Singapore cũng đã thống nhất một số cơ chế hợp tác chung, công nhận lẫn nhau trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.
Việt Nam - Singapore cùng hợp tác về an ninh mạng, tiến tới tự cường trong ASEAN
Về tình hình Biển Đông, Việt Nam và Singapore chia sẻ lập trường của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Cùng với đó, hai bên ủng hộ việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để đạt được COC thực chất, có hiệu quả, hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, hợp tác trên các lĩnh vực khác như tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, tài nguyên, môi trường, năng lượng giữa hai nước tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.
Thảo luận