Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế”

© Ảnh : TTXVNQuốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Đăng ký
Liên quan đến gói phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không còn cách nào khác là phải bơm tiền ra nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Nhà nước, bơm tiền ra thị trường phải đi kèm biện pháp quản lý để tránh hậu quả nghiêm trọng về thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ nhất là chống tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí.

“Không còn cách nào khác là phải bơm tiền ra nền kinh tế”

Chiều 4/1, các đại biểu Quốc hội tại tổ thảo luận số 2 đã cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tờ trình của Chính phủ với những mục tiêu, giải pháp và phương án huy động nguồn lực để triển khai hỗ trợ.
Theo Chủ tịch nước, mức tăng trưởng kinh tế 2,58% trong năm 2021, dù thấp nhất trong 10 năm qua, đã là sự cố gắng lớn. Tuy vậy, so với mục tiêu tăng trưởng đề ra 6,5-7%, con số này còn một khoảng cách lớn.
Toàn cảnh hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Ở Việt Nam đổi mới chính trị phải song hành với đổi mới kinh tế
Năm 2021, trong bối cảnh nhiều tỉnh thành bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn ghi nhận một số điểm sáng như nông nghiệp tăng trưởng cao và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam cũng là một trong 20 nền kinh tế có kim ngạch 2 chiều lớn nhất với kim ngạch hai chiều đạt trên 660 tỷ
Ngoài ra, thu ngân sách cũng ghi nhận ở mức tích cực. Đây là điều đáng mừng vì “có thực mới vực được đạo”.
Theo Chủ tịch nước, trong bối cảnh dịch Covid-19, đã có nhiều quốc gia tăng chi ngân sách nhằm kích thích phục hồi kinh tế. Do vậy, cần chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách, tăng trong tầm kiểm soát.
“Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, phục vụ tăng trưởng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng đề nghị bổ sung nhóm giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thu ngân sách nhà nước bền vững hơn; tăng tính minh bạch, công bằng, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế.
Theo ông, cần có hệ thống giải pháp chứ không phải chỉ bơm tiền mà bỏ qua biện pháp quản lý. Thiếu quản lý sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ.
Chủ tịch nước lưu ý, người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đã bị ảnh hưởng rất nghiệm trọng trong 2 năm qua vì dịch bệnh. Do vậy, cần quyết liệt trong công tác phục hồi, tăng trưởng, hỗ trợ phát triển, đặc biệt là ngay trong lúc này.
Chủ tịch nước đánh giá gói hỗ trợ tài khóa còn rất nhỏ so với các nước. Đây là gói hỗ trợ ở mức tối thiểu cần thiết, do đó không cần quá lo lạm phát mà không hỗ trợ.
Người đứng đầu Nhà nước lưu ý ưu tiên, tăng nguồn lực đầu tư cho y tế vì hệ thống y tế cơ sở còn quá yếu kém.
Chủ tịch nước cũng đề nghị tăng tổng “cầu”, nhất là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những đối tượng gặp khó khăn yếu thế như người nghèo, công nhân.
Đặc biệt, việc hỗ trợ phải dựa trên nền tảng là giữ vững kinh tế vĩ mô, nhất là chỉ tiêu lạm phát.
TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
‘Lốc xoáy’ Covid-19, giá cả tăng phi mã, rủi ro lạm phát với nền kinh tế Việt Nam
“Anh tung tiền ra nhiều, kể cả đầu tư xây dựng, nhưng chính sách lỏng lẻo khiến lạm phát tăng lên, cùng với giá dầu tăng, các chi phí khác tăng… Đó là vấn đề chúng ta cần lưu ý trong điều hành kinh tế", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.
Chủ tịch nước yêu cầu thực hiện một cách quyết liệt các chính sách hỗ trợ cho người lao động và các khu vực bị ảnh hưởng, sao cho việc hỗ trợ đến được tay người dân, doanh nghiệp, đồng thời phải tìm cách tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện công tác này.
Bên cạnh đó, phải tái thiết kế cơ chế khuyến khích và thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, vừa giúp họ dễ tiếp cận, vừa đảm bảo phòng chống tham ô, lãng phí.
Ngoài ra, phải nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng bảo đảm chất lượng, năng suất lao động, áp dụng chuyển đổi số sử dụng công nghệ mới tốt hơn, mạnh hơn.
Người đứng đầu Nhà nước cũng đặc biệt lưu ý giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề một cách tổng thể, cụ thể.

Gói phục hồi và phát triển kinh tế gần 350.000 tỷ đồng

Như Sputnik đã thông tin, sáng nay, tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày tờ trình của Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Đáng chú ý, gói hồi phục kinh tế của Việt Nam lên tới gần 350.000 tỷ đồng trong đó hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỷ đồng, hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng và một số khoản khác, đồng thời hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5%-7%.
Trình bày tờ trình Chính phủ trước Quốc hội, ông Dũng nêu rõ, quan điểm xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch 5 năm, hằng năm đã được Quốc hội thông qua, Chương trình tổng thể phòng, chống dịch COVID-19.
© Ảnh : TTXVNQuốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Chính quyền Hà Nội cũng khẳng định quan điểm điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.
“Chương trình có quy mô đủ lớn, tác động cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh lãng phí nguồn lực, gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cấp ủy, chính quyền các cấp với kết quả thực hiện”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo người đứng đầu Bộ KH&ĐT, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và phát triển nền kinh tế.
Đại diện Chính phủ nêu rõ trước Quốc hội rằng, chính sách, giải pháp hỗ trợ khả thi, kịp thời, hiệu quả, có khả năng hấp thụ nhanh, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá, tạo động lực tăng trưởng mới, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
“Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Trong đó, Việt Nam hướng đến việc phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực quan trọng, tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
COVID-19: Đắk Lắk ghi nhận trên 6.500 ca nhiễm SARS-CoV-2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
‘Xin thề tôi trong sạch’ và ‘quả bom nổ chậm’ Việt Á
Đồng thời, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ông Dũng thông tin, chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023.
Cụ thể, Việt Nam sẽ dành 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh. Việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm chiếm khoảng 53.150 tỷ đồng. Công tác hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh dự kiến sẽ ‘ngốn’ khoảng 110.000 tỷ đồng.
Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển cũng sẽ tiêu tốn vào khoảng 113.850 tỷ đồng. Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, dự kiến sẽ huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng.

Việt Nam tính hồi phục nền kinh tế như thế nào?

Tại kỳ họp bất thường này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, về giải pháp tài khóa của Việt Nam, Chính phủ thiết kế gói hỗ trợ có quy mô là 291.000 tỷ đồng, trong đó nguồn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 240.000 tỷ đồng.
Ông Dũng lưu ý, nguồn hỗ trợ này sẽ tập trung vào việc giảm thuế, phí, lệ phí là 64.000 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển (gồm cho phòng chống dịch, an sinh xã hội, việc làm, lao động); hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ là 176.000 tỷ đồng
Bên cạnh đó, gói chính sách cũng bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 khoảng 6.600 tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 6.000 tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, dự thảo cũng tăng thêm tối đa 38.400 tỷ đồng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; nhà ở xã hội và bổ sung vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Đối với giải pháp tiền tệ thời gian tới, Chính phủ tập trung điều hành đồng bộ, linh hoạt để hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Những chuyến xe nối nhau qua cầu Kim Thành mang theo hy vọng về một năm mới thành công. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Đại dịch COVID-19
Trung Quốc ‘sợ Covid’ từ Việt Nam, Bộ Công Thương nói Bắc Kinh ‘phản ứng quá mức’
Dự kiến, theo tờ trình mà Bộ trưởng Dũng trình bày, Việt Nam sẽ sử dụng khoảng 46.000 tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, theo dõi sát tình hình, sẵn sàng bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp phát hành trái phiếu chính phủ ngoại tệ trong nước tác động tới thị trường ngoại hối. Chính phủ cũng sẽ điều tiết thanh khoản phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất.
Về đánh giá tác động gói hỗ trợ cũng như ‘khơi thông’ nguồn lực thực hiện, ông Dũng cho hay khi thực hiện bội chi ngân sách nhà nước bình quân năm 2022-2023 tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm.
Đáng chú ý, nợ công đến cuối năm 2025 của Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 49-50% GDP; nợ Chính phủ 45-46% GDP, chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước có thể có năm vượt 25% cũng như tạo ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế. Riêng năm 2022, Chính phủ ước tính tăng bội chi thêm khoảng 1,1% lên mức 5,1% để có số tiền khoảng 102.800 tỷ đồng.
Tờ trình cho thấy, tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương có thể cao hơn kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân thấp hơn 9 năm. Ngân sách Nhà nước có thể đi vay một số nguồn hợp pháp và hoàn trả khi có nguồn tăng thu hàng năm. Bộ Tài chính sẽ phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước.
Đến năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình phục hồi và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định hiện hành, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Trong báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho hay chấp nhận thâm hụt ngân sách nhà nước tăng ở mức cao hơn, mỗi năm tăng khoảng 1 - 1,2% GDP trong 2 năm thực hiện chương trình để triển khai gói chính sách.
Tuy vậy, với một số chỉ tiêu khác liên quan đến kế hoạch tài chính quốc gia, vay và trả nợ 5 năm, cơ quan thẩm tra đề nghị trước mắt cân nhắc, điều chỉnh linh hoạt trong 2 năm 2022-2023 nhưng cần có giải pháp để phấn đấu đạt các chỉ tiêu tài chính quốc gia 5 năm vào cuối giai đoạn 2021-2025.
Nhiều cửa hàng, nhà hàng và khách sạn trang trí vui tươi chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh tới gần - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Năm 2021 là một năm đầy thăng trầm của Việt Nam
“Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị cân nhắc quy mô, liều lượng của việc miễn, giảm thuế, tiếp tục nghiên cứu biện pháp cho trừ bổ sung theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở chi phí thực tế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng trong ngắn hạn”, ông Thanh nói.
Bên cạnh đó, phải nghiên cứu tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng.
Về chi cho đầu tư phát triển, cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị rà soát kỹ danh mục đề xuất, bảo đảm hiệu quả thiết thực, phù hợp với quy định, phù hợp với khả năng hấp thụ, giải ngân vốn đầu tư công.
Đối với chính sách hỗ trợ lãi suất, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi hoặc được bảo lãnh tín dụng, chú trọng khoản vay tạo dư địa cho phục hồi và phát triển như việc cải tạo chung cư cũ; xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê và thuê mua, quy định rõ đối tượng, phạm vi, điều kiện vay vốn, kiểm soát chặt chẽ, tránh trục lợi chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ nghiêm túc, khẩn trương tổ chức triển khai, ban hành nhanh các giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Chính phủ sẽ phân công chi tiết nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai.
“Sẽ tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi, tránh lạm dụng chính sách, gắn với cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát thực hiện”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала