Ukraina đặt ra thách thức
“Các tuyên bố của Ukraina không chỉ giáng một đòn mới vào hệ thống quốc tế vốn đã lung lay về không phổ biến vũ khí hạt nhân, mà còn tạo ra nhiều vấn đề cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Ukraina chưa có hành động cụ thể, nhưng Kiev đã phát một tín hiệu mà Mỹ và các nước phương Tây phải phản ứng. Sự im lặng hoặc sự ủng hộ của Mỹ sẽ vạch trần thói đạo đức giả của họ trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Bởi vì trước đây Mỹ núp bóng “bảo vệ hệ thống quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân” và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên và Iran vì vấn đề hạt nhân của họ. Vì vậy, tôi cho rằng, tuyên bố của Ukraina không chỉ là thách thức đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế mà còn là một phép thử về thái độ thực sự của Hoa Kỳ đối với chế độ này”.
Hiệu ứng Domino
Nếu Ukraina chế tạo quả bom hạt nhân, đây sẽ là một tiền lệ rất quan trọng đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, và có thể đối với một số quốc gia châu Á khác. Hiệu ứng domino hoàn toàn có thể xảy ra nếu Ukraina không bị ngăn chặn trên con đường nắm giữ vũ khí hạt nhân, nếu phương Tây làm ngơ trước điều này. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra quyết định chính trị, thì họ cũng như Ukraina có đủ tiềm lực công nghệ để chế tạo bom hạt nhân. Phản ứng của Trung Quốc trước sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân ở châu Á có thể rất gay gắt, vì tất cả những điều này sẽ diễn ra sát biên giới của họ. Không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ không phản ứng trước việc Ukraina từ bỏ quy chế phi hạt nhân, mặc dù Washington vẫn tuân thủ nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Logic của Mỹ ở đây rất đơn giản: càng có nhiều cường quốc hạt nhân thì tầm quan trọng của 5 cường quốc hạt nhân sẽ càng giảm đi, điều này đồng nghĩa với việc lan tỏa vũ khí hạt nhân”.
Hành vi nguy hiểm
“Đây là một đường lối rất nguy hiểm đối với Ukraina. Như đã biết, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là hòn đá tảng của nền an ninh quốc tế, là một nguyên tắc quan trọng của quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh. Theo Hiệp ước, chỉ có 5 thành viên thường trực có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân. Là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Ukraina có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc liên quan. Đồng thời, những nước hỗ trợ Ukraina, chẳng hạn như Hoa Kỳ hay một số nước châu Âu, cũng phải chịu trách nhiệm về việc tuân thủ Hiệp ước NPT. Điều này có nghĩa là Mỹ và các nước phương Tây không nên chấp nhận hành vi rất nguy hiểm này của Ukraina, cũng như họ không chấp nhận các hành vi của Triều Tiên. Việc vi phạm Hiệp ước NPT tương đương với việc phá hoại nền tảng an ninh của cộng đồng quốc tế, và phải bị lên án, đến tận khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt. Chúng ta thấy rằng, các lệnh trừng phạt Triều Tiên đã được áp đặt vì Bình Nhưỡng vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu Ukraina phát triển vũ khí hạt nhân và các nước NATO chấp nhận hành vi đó, điều này sẽ tạo ra một thách thức lớn đối với an ninh của toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả khu vực Âu-Á, và cũng có thể tạo ra hiệu ứng domino".