https://kevesko.vn/20220222/ukraina-dat-ra-moi-de-doa-moi-doi-voi-che-do-khong-pho-bien-vu-khi-hat-nhan-13860449.html
Ukraina đặt ra mối đe dọa mới đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân
Ukraina đặt ra mối đe dọa mới đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân
Sputnik Việt Nam
Việc Ukraina từ bỏ quy chế phi hạt nhân sẽ là một thách thức đối với chế độ không phổ biến hạt nhân và an ninh toàn cầu. Nếu phương Tây không ngăn Ukraina... 22.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-22T20:12+0700
2022-02-22T20:12+0700
2022-02-22T20:12+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
vũ khí hạt nhân
ukraina
bắc triều tiên
hoa kỳ
châu âu
châu á
phương tây
trung quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9376568_0:0:1024:577_1920x0_80_0_0_9d2e53fc82c0fddfc9496718c44af196.jpg
Nếu Ukraina chế tạo quả bom hạt nhân, thì điều này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, và cũng có thể đối với một số quốc gia châu Á khác. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về việc Ukraina cảnh báo có thể chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân.Tại Hội nghị An ninh ở Munich, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky cảnh báo về việc nước này có thể từ bỏ cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân. Kể từ năm 1994, Ukraina tham gia Bản ghi nhớ Budapest về An ninh. Văn kiện được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 bởi các nhà lãnh đạo của Ukraina, Nga, Anh và Mỹ. Theo bản ghi nhớ, Ukraina đã đồng ý loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình, và Nga, Mỹ và Anh đảm bảo an ninh cho Kiev.Tại Munich, Tổng thống Ukraina đã nói rằng, các cam kết đảm bảo an ninh không được thực hiện, ông đề nghị tổ chức cuộc đàm phán giữa các cường quốc tham gia bản ghi nhớ. Đồng thời, ông cảnh báo rằng, nếu cuộc đàm phán không diễn ra, hoặc nếu không có đảm bảo an ninh cho Kiev theo kết quả cuộc đàm phán, Ukraina sẽ có quyền coi bản ghi nhớ năm 1994 không hoạt động, và có thể chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân.Ukraina đặt ra thách thứcUkraina đang đặt ra một thách thức mới đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Yang Xiyu nói với Sputnik:Hiệu ứng DominoViệc Ukraina chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân có thể gây ra hiệu ứng domino ở châu Á, bao gồm cả việc đưa ra tín hiệu sai đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, - Giáo sư Oleg Barabanov thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Mátxcơva (MGIMO), Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Valdai, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:Hành vi nguy hiểmCác nước phương Tây không nên chấp nhận hành động của Ukraina dẫn đến việc từ bỏ quy chế phi hạt nhân, họ nên có thái độ tương tự như đối với các hành vi của CHDCND Triều Tiên, - chuyên gia Su Hao, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Hòa bình tại Học viện Ngoại ngữ Trung Quốc, lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân và có quan điểm tương tự như Nga về khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân ở Ukraina, - nhà khoa học chính trị Zhou Rong, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik.Các tuyên bố của Tổng thống Ukraina Zelensky tại Hội nghị An ninh ở Munich được Kiev phát tán trên nhiều kênh khác nhau rất giống hành vi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân thay vì giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao. Trong trường hợp này, việc phương Tây khuyến khích quan điểm khiêu khích của Ukraina có thể tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm trong bối cảnh Mỹ và NATO không có phản ứng mang tính xây dựng đối với các đề xuất của Nga về chủ đề đảm bảo an ninh.
https://kevesko.vn/20210306/my-khong-muon-tu-bo-vu-khi-tu-dong-vi-lo-so-bi-trung-quoc-vuot-mat-ve-tri-tue-nhan-tao-10174146.html
https://kevesko.vn/20220211/lieu-dam-phan-ve-hat-nhan-iran-co-the-tro-thanh-dong-luc-noi-lai-lien-lac-giua-my-va-trieu-tien-13671896.html
https://kevesko.vn/20220218/viet-nam-va-asean-chon-hoa-ky-du-thua-nhan-the-luc-cua-trung-quoc-13796297.html
https://kevesko.vn/20220222/tong-thu-ky-nato-len-an-viec-nga-cong-nhan-lnr-va-dnr-13847595.html
ukraina
bắc triều tiên
phương tây
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/12/9376568_115:0:1024:682_1920x0_80_0_0_b57857ff1c292429ea0a4dfe118ab3d7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, vũ khí hạt nhân, ukraina, bắc triều tiên, hoa kỳ, châu âu, châu á, phương tây, trung quốc
tác giả, quan điểm-ý kiến, vũ khí hạt nhân, ukraina, bắc triều tiên, hoa kỳ, châu âu, châu á, phương tây, trung quốc
Ukraina đặt ra mối đe dọa mới đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân
Việc Ukraina từ bỏ quy chế phi hạt nhân sẽ là một thách thức đối với chế độ không phổ biến hạt nhân và an ninh toàn cầu. Nếu phương Tây không ngăn Ukraina nắm giữ vũ khí hạt nhân thì ở châu Á có thể xảy ra hiệu ứng domino.
Nếu Ukraina chế tạo quả bom hạt nhân, thì điều này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, và cũng có thể đối với một số quốc gia châu Á khác. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về việc Ukraina cảnh báo có thể chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tại Hội nghị An ninh ở Munich, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky cảnh báo về việc nước này có thể từ bỏ cam kết không sở hữu
vũ khí hạt nhân. Kể từ năm 1994, Ukraina tham gia Bản ghi nhớ Budapest về An ninh. Văn kiện được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 bởi các nhà lãnh đạo của Ukraina, Nga, Anh và Mỹ. Theo bản ghi nhớ, Ukraina đã đồng ý loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình, và Nga, Mỹ và Anh đảm bảo an ninh cho Kiev.
Tại Munich, Tổng thống Ukraina đã nói rằng, các cam kết đảm bảo an ninh không được thực hiện, ông đề nghị tổ chức cuộc đàm phán giữa các cường quốc tham gia bản ghi nhớ. Đồng thời, ông cảnh báo rằng, nếu cuộc đàm phán không diễn ra, hoặc nếu không có đảm bảo an ninh cho Kiev theo kết quả cuộc đàm phán, Ukraina sẽ có quyền coi bản ghi nhớ năm 1994 không hoạt động, và có thể chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ukraina đặt ra thách thức
Ukraina đang đặt ra một thách thức mới đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Yang Xiyu nói với Sputnik:
“Các tuyên bố của Ukraina không chỉ giáng một đòn mới vào hệ thống quốc tế vốn đã lung lay về không phổ biến vũ khí hạt nhân, mà còn tạo ra nhiều vấn đề cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Ukraina chưa có hành động cụ thể, nhưng Kiev đã phát một tín hiệu mà Mỹ và các nước phương Tây phải phản ứng. Sự im lặng hoặc sự ủng hộ của Mỹ sẽ vạch trần thói đạo đức giả của họ trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Bởi vì trước đây Mỹ núp bóng “bảo vệ hệ thống quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân” và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên và Iran vì vấn đề hạt nhân của họ. Vì vậy, tôi cho rằng, tuyên bố của Ukraina không chỉ là thách thức đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế mà còn là một phép thử về thái độ thực sự của Hoa Kỳ đối với chế độ này”.
Việc Ukraina chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân có thể gây ra hiệu ứng domino ở châu Á, bao gồm cả việc đưa ra tín hiệu sai đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, - Giáo sư Oleg Barabanov thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Mátxcơva (MGIMO), Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Valdai, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Từ quan điểm khoa học và công nghệ, Ukraina có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Câu hỏi đặt ra là liệu phương Tây và các nước khác có ủng hộ Ukraina về mặt chính trị hay không. Rõ ràng là nếu Ukraina chế tạo bom hạt nhân thì đây sẽ là tiền lệ thứ hai sau khi CHDCND Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhưng đây sẽ là một tiền lệ rộng lớn hơn nhiều, vì Ukraina, không giống như CHDCND Triều Tiên, được dư luận phương Tây coi như một quốc gia dân chủ chứ không phải một quốc gia bị ruồng bỏ.
Nếu Ukraina chế tạo quả bom hạt nhân, đây sẽ là một tiền lệ rất quan trọng đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, và có thể đối với một số quốc gia châu Á khác. Hiệu ứng domino hoàn toàn có thể xảy ra nếu Ukraina không bị ngăn chặn trên con đường nắm giữ vũ khí hạt nhân, nếu phương Tây làm ngơ trước điều này. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra quyết định chính trị, thì họ cũng như Ukraina có đủ tiềm lực công nghệ để chế tạo bom hạt nhân. Phản ứng của Trung Quốc trước sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân ở châu Á có thể rất gay gắt, vì tất cả những điều này sẽ diễn ra sát biên giới của họ. Không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ không phản ứng trước việc Ukraina từ bỏ quy chế phi hạt nhân, mặc dù Washington vẫn tuân thủ nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Logic của Mỹ ở đây rất đơn giản: càng có nhiều cường quốc hạt nhân thì tầm quan trọng của 5 cường quốc hạt nhân sẽ càng giảm đi, điều này đồng nghĩa với việc lan tỏa vũ khí hạt nhân”.
Các nước phương Tây không nên chấp nhận hành động của Ukraina dẫn đến việc từ bỏ quy chế phi hạt nhân, họ nên có thái độ tương tự như đối với các hành vi của CHDCND Triều Tiên, - chuyên gia Su Hao, Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Hòa bình tại Học viện Ngoại ngữ Trung Quốc, lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Đây là một đường lối rất nguy hiểm đối với Ukraina. Như đã biết, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là hòn đá tảng của nền an ninh quốc tế, là một nguyên tắc quan trọng của quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh. Theo Hiệp ước, chỉ có 5 thành viên thường trực có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân. Là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Ukraina có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc liên quan. Đồng thời, những nước hỗ trợ Ukraina, chẳng hạn như Hoa Kỳ hay một số nước châu Âu, cũng phải chịu trách nhiệm về việc tuân thủ Hiệp ước NPT. Điều này có nghĩa là Mỹ và các nước phương Tây không nên chấp nhận hành vi rất nguy hiểm này của Ukraina, cũng như họ không chấp nhận các hành vi của Triều Tiên. Việc vi phạm Hiệp ước NPT tương đương với việc phá hoại nền tảng an ninh của cộng đồng quốc tế, và phải bị lên án, đến tận khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt. Chúng ta thấy rằng, các lệnh trừng phạt Triều Tiên đã được áp đặt vì Bình Nhưỡng vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu Ukraina phát triển vũ khí hạt nhân và các nước NATO chấp nhận hành vi đó, điều này sẽ tạo ra một thách thức lớn đối với an ninh của toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả khu vực Âu-Á, và cũng có thể tạo ra hiệu ứng domino".
Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân và có quan điểm tương tự như Nga về khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân ở Ukraina, - nhà khoa học chính trị Zhou Rong, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik.
Các tuyên bố của Tổng thống Ukraina Zelensky tại Hội nghị An ninh ở Munich được Kiev phát tán trên nhiều kênh khác nhau rất giống hành vi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân thay vì giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao. Trong trường hợp này, việc phương Tây khuyến khích quan điểm khiêu khích của Ukraina có thể tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm trong bối cảnh Mỹ và NATO không có phản ứng mang tính xây dựng đối với các đề xuất của Nga về chủ đề đảm bảo an ninh.