Bước đột phá của Nga với mục tiêu tự vệ bằng “biện pháp quân sự - kỹ thuật”
Thái độ bất hợp tác, lảng tránh, “câu giờ” của Mỹ và phương Tây trước những đề nghị về an ninh của Nga đã buộc Nga hành động nhanh vào ngày 21/2/2022 - công nhận 2 nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk. Đây là bước đột phá của phía Nga với mục tiêu tự vệ bằng “biện pháp quân sự - kỹ thuật”.
SputnikChiều 21/2/2022, vào lúc 5h theo giờ Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập họp Hội đồng An ninh về vấn đề công nhận 2 nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk. Trước đó chỉ một tiếng đồng hồ, vào lúc 4h hai nhà lãnh đạo của 2 nước cộng hòa nói trên đã phát biểu
kêu gọi Nga công nhận họ và ký hiệp ước hợp tác, trong đó có cả hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Cuộc họp của Hội đồng An ninh được tổ chức online, và bất kỳ ai cũng có thể xem những gì diễn ra.
Chỉ vài tiếng sau khi cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang kết thúc, vào đêm 21/2 Tổng thống Nga đã phát biểu trước toàn dân Nga và tuyên bố rằng, ông cho rằng cần phải công nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Tổng thống Nga cũng nói rõ rằng,
tình hình ở Donbass đã trở nên nghiêm trọng và yêu cầu quốc hội phê chuẩn các văn kiện cần thiết. Ngay sau phát biểu, ông Vladimir Putin đã ký các sắc lệnh liên quan, cũng như các thỏa thuận hợp tác với 2 nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (DNR và LNR). Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng, Moskva yêu cầu chính quyền Kiev "ngay lập tức ngừng các hành động thù địch, <...> nếu không, mọi trách nhiệm về việc có thể tiếp tục đổ máu sẽ hoàn toàn thuộc về lương tâm của chế độ cầm quyền trên lãnh thổ Ukraina".
Vì sao Nga đã phải hành động như thế? Và tại sao vào thời điểm này? Khả năng những diễn biến tiếp theo là gì? Sputnik đã có bài phân tích với một số ý kiến của các chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam.
Vì sao Nga tổ chức cuộc họp Hội đồng An ninh khẩn giữa “thanh thiên bạch nhật”?
Sau khi buộc các chính khách, các chuyên gia Mỹ và phương Tây tất tả ngược xuôi để tìm cách nối lại các kênh liên lạc, đặc biệt là buộc giới tình báo phải đau đầu tìm hiểu xem “biện pháp quân sự-kỹ thuật” mà Nga sẽ sử dụng là gì thì đêm 21/2, Tổng thống Vladimir Putin, Hội đồng An ninh Liên bang Nga cùng các nhà lãnh đạo Lugansk và Donetsk đã có câu trả lời công khai trên toàn cầu. Trong đó, quan trọng nhất là sự kiện
Tổng thống Nga ký sắc lệnh công nhận Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Các hiệp định hợp tác, hữu nghị và tương trợ cũng đã được các bên ký kết, có giá trị hiệu lực trong 10 năm và mặc nhiên được gia hạn 5 năm một lần nếu như không có bên nào tuyên bố rút khỏi hiệp định.
“Theo một trong 31 điều khoản của 2 bản hiệp định giống nhau, hai quốc gia vừa được công nhận này sẽ đồng ý để quân đội Nga triển khai trên lãnh thổ của mình nhằm mục đích giữ gìn hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh. Điều đó có nghĩa là về hình thức pháp lý, quân đội Liên bang Nga sẽ được phép triển khai trên lãnh thổ hai quốc gia độc lập chứ không phải trên lãnh thổ Ukraina. Đây chính là “biện pháp quân sự-kỹ thuật” mà Nga tiến hành chứ không phải là các biện pháp quân sự thuần túy. Nói đúng hơn,đó là các biện pháp chính trị-quân sự”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Một cuộc họp quan trọng về an ninh quốc gia như vậy nhưng lại được Nga tổ chức công khai trên không gian mạng, không những không có bảo mật mà lại còn được thông báo trước có thể đã làm cho Mỹ và phương Tây mất cảnh giác. Và hiệu ứng “bom tấn” đã nổ ra dây chuyền, từ Kiev đến Berlin, từ Paris đến Washington, từ Brussels (nơi đặt sở chỉ huy NATO) đến Liên Hợp Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một lần nữa làm cho cả thế giới bất ngờ.
“Tôi nghĩ, Tổng thống Vladimir Putin, lãnh đạo Nga rất cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ của xã hội, của người dân trước những quyết định hệ trọng này – những quyết định bảo đảm cho Nga nhiều lợi ích chiến lược nhưng cũng dẫn đến những biện pháp đáp trả của Mỹ và phương Tây khiến cho đời sống người dân Nga trước mắt sẽ thêm khó khăn. Phiên họp Hội đồng An ninh Nga lần đầu tiên được truyền hình chi tiết như vậy cũng nhằm cho dư luận thấy không phải một mình Tổng thống đưa ra những quyết định “động trời” như vậy”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát đưa ra bình luận về sự kiện trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Trong tay phía Nga có rất nhiều “Át chủ bài”, bao gồm cả chính trị, kinh tế, ngoại giao và truyền thông chứ không chỉ thiên về sức mạnh quân sự. Giới lãnh đạo Nga thừa hiểu rằng “quân sự không thể tách rời chính trị” và trong trường hợp này thì “chính trị mở đường cho quân sự”. Thực ra, “triệu chứng” về việc Nga công nhận hai nước cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk đã xuất hiện từ ngày 15/2/2022 khi Duma Quốc gia Nga bỏ phiếu thông qua Nghị quyết kêu gọi công nhận nền độc lập cho hai vùng lãnh thổ này.
“Không phải đơn giản và tình cờ khi hôm 15/2/2022, khi Thủ tướng Đức đang có chuyến thăm Moskva và đàm phán với người đứng đầu nhà nước Nga thì Duma Quốc gia Nga bỏ phiếu thông qua Nghị quyết kêu gọi công nhận nền độc lập cho 2 vùng Donetsk và Lugansk. Nga đã không chỉ một lần đưa thông điệp rõ ràng cho phương Tây và Mỹ: Nếu yêu cầu về đảm bảo an ninh của Nga không được chấp nhận, mà điều quan trọng nhất là Ucraina không thể trở thành thành viên NATO, thì Nga sẽ thực hiện những biện pháp mang tính kỹ thuật-quân sự”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Riêng về
Tổng thống Ukraina Zelensky thì ông ta đã có một phản ứng theo lối “với vát danh dự”, khá giống với Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili, mặc dù không đến nỗi phải “nhai cà vạt”. Ông ta tuyên bố rằng, chính mình cũng đồng ý với việc Nga công nhận Lugansk và Donetsk, nhưng không phải vì ủng hộ Nga mà vì muốn rũ bỏ Thỏa thuận Minsk 2.0.
“Với phát biểu như thế, Volodimir Zelensky rất có thể đối mặt với làn sóng phẫn nộ của cộng đồng không nói tiếng Nga ở hữu ngạn sông Dnieper. Họ có thể buộc tội ông ta đã không hành động để bảo vệ đất nước mình theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ của một tổng thống mà ông ta đã tuyên thệ. Thêm vào đó, chính giới Ukraina chắc chắn sẽ có sự chia rẽ sâu sắc hơn nữa, dẫn đến những bất ổn chính trị nghiêm trọng hơn ở Kiev và các trung tâm chính trị khác ở Ukraina”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
“Với việc công khai hóa cuộc họp và buổi lễ ký kết các văn kiện quan trọng này, Nga đã làm cho bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây không còn “đất diễn” để thể hiện các bài vở xuyên tạc, bóp méo sự thật, “dắt mũi” độc giả để gây hoang mang dư luận, “câu view”, “câu like” để kiếm thêm tiền và phục vụ cho các ý đồ chính trị của Washington, London, Brussels.v.v... Mọi việc đều được Nga tổ chức giữa “thanh thiên bạch nhật” nhằm chứng tỏ tính chất công khai, chính trực, thẳng thắn, không úp mở, không lèo lá”, - Nhà phân tích bình luận tiếp với Sputnik.
Nga công nhận Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk: Vì sao vào thời điểm này?
Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao phải đến hiện tại, Nga mới công nhận 2 nước cộng hòa nói trên?
Theo nhà báo Nguyễn Đăng Phát, có thể đây là một trong những “kịch bản” hành động của Moskva trong “hồ sơ Ukraina”. Nhưng để thực hiện thì phải có đủ điều kiện. Nay những điều kiện đó đã “chín”. Giải pháp cho “cuộc khủng hoảng Ukraina”
thể hiện trong “Thỏa thuận Minsk” mà “bộ tứ Normandy” dàn xếp cuối năm 2015 không được thực hiện. Từ đó đến nay, Mỹ và phương Tây đẩy vấn đề Ukraina thành chương trình nghị sự duy nhất trong quan hệ với Nga. Điều khiến Nga lo ngại nhất là Ukraina trở thành thành viên NATO.
“Tháng 12/2021, Nga “chơi bài ngửa”, yêu cầu Mỹ và phương Tây ký cam kết tôn trọng những đòi hỏi an ninh chính đáng của mình, mà cốt lõi là không để Ukraina gia nhập NATO, trở thành nơi bố trí căn cứ quân sự, thành “kho thuốc nổ” của Mỹ và phương Tây. Nhưng, những vòng thương lượng đầu tiên cho thấy đòi hỏi của Nga bị phớt lờ. Cùng với đó, phương Tây không ngừng đe dọa áp đặt cấm vận nghiệt ngã và toàn diện chưa từng thấy với Nga… Công nhận nền độc lập của Donetsk và Lugansk, ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với hai thực thể này là cách Nga đẩy lãnh thổ Ukraina ra xa nước Nga một khoảng cách đáng kể”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Theo nhiều quan sát viên thì đáng lẽ ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng 2 viện Quốc hội Nga đã phải làm điều này từ năm 2014, không để cho người dân Lugansk và Donetsk phải chờ đợi lâu như vậy. Tuy nhiên, sự chậm trễ này lại có nhiều lý do.
Trước hết, ở thời điểm năm 2014, nước Nga đã bị Mỹ và phương Tây bao vây,
cấm vận sau “Cuộc tiễu phỉ 5 ngày” ở Nam Ossetia và công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Abkhazia và Nam Ossetia. Nền kinh tế xã hội còn chưa đạt tỷ lệ tăng trưởng cao vì cuộc chiến chống khủng bố kéo dài nhiều năm. Khi đó, quân đội Nga mới hoàn thành bước 1 quá trình hiện đại hóa, chỉ có thể bảo vệ mục tiêu Crimea, một mục tiêu địa chiến lược, địa quân sự cực kỳ quan trọng.
Về quân sự, bảo vệ Crimea đơn giản hơn bảo vệ Lugansk và Donetsk vì trên Biển Đen, không có quốc gia nào trong khu vực có hải quân mạnh bằng Hạm đội Biển Đen. Về tác chiến trên bộ, Crimea chỉ nối với lãnh thổ Ukraina bằng eo đất Perekov rất hẹp, lại bị đầm lầy Sivat chia cắt nên tấn công trên bộ là điều rất khó đối với quân đội Ukraina. Còn hai vùng Lugansk và Donetsk có đường ranh giới tiếp giáp với phần còn lại của Ukraina rất dài, quanh co, địa hình phức tạp. Do đó, việc phòng thủ là không đơn giản. Hơn nữa, sau khi Cộng hòa tự trị Crimea trở thành một trong các chủ thể của Liên bang Nga, chính quyền Nga muốn dùng biện pháp đối thoại hòa bình để giảm căng thẳng và ngăn chặn NATO mở rộng tới Ukraina. Đó là lý do Nga chấp nhận thỏa thuận Minsk 2.0.
“Đến nay, sau 8 năm, Kiev vẫn chưa có được bất kỳ một cuộc đàm phán ở cấp cao với các lãnh đạo Lugansk và Donetsk, Tiến trình Minsk 2.0 không những bị bế tắc lâu dài mà còn bị chính Kiev phá hoại với sự dung túng và làm ngơ của Mỹ và phương Tây. Trong khi đó, các nước NATO không ngừng gia tăng sức ép quân sự tại các quốc gia tiếp giáp với biên giới phía Tây của Nga, Mối đe dọa uy hiếp an ninh đối với Nga ngày càng tăng. Tuy nhiên, nước Nga năm 2022 đã đổi mới rất nhiều so với nước Nga năm 2014”, - . Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik
“Như Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh trong cuộc họp báo tối 22/2, chính Ukraina đã giết chết Thỏa thuận Minsk 2.0. Trong suốt 8 năm, Ukraina đã không thực hiện Thỏa thuận mà chính Ukraina đã ký này, gây chiến sự ở Đông Ukraina, không thèm tìm giải pháp đàm phán, hòa bình với lãnh đạo Lugansk và Donetsk. Giờ đây vũ khí và các hệ thống tên lửa của NATO đã gần biên giới Nga. Và việc Ukraina trở thành thành viên của NATO sẽ đe dọa trực tiếp an ninh của Nga. Nga đã hành động có bài bản, từng bước, cảnh báo trước, tuyên bố rõ ràng, thẳng thắn và hành động nhanh, bất ngờ vì mục đích đảm bảo an ninh của quốc gia. Nga đã quyết định có cơ sở, công bằng, dựa trên thực tế địa chính trị”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Về kinh tế, mặc dù tăng trưởng chậm lại do tác động của các đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây nhưng Nga vẫn giữ được nhịp độ phát triển về chất lượng, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Nhờ sự phân phối hợp lý, đời sống của người dân luôn được bảo đảm, kể cả ở những thời điểm mà dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất.
Về quốc phòng, Quân đội Nga đang ở trong những chặng đường cuối cùng của công cuộc hiện đại hóa toàn diện các quân binh chủng với đủ loại vũ khí, khí tài hiện đại cũng như kỹ năng tác chiến hoàn toàn đổi mới. Nga vẫn giữ học thuyết quân sự phòng thủ nhưng vẫn để ngỏ cửa “xuất binh” nhằm bảo vệ những lợi ích của Nga ngoài biên giới lãnh thổ.
Về đối ngoại, Nga vẫn giữ vững vị trí của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có nhiều đóng góp vào việc tháo gỡ những ngòi nổ xung đột, kiềm chế những hành động phiêu lưu quân sự và tích cực chống khủng bố.
Tất cả những điều trên hội tụ lại trong thời điểm này khiến cho Nga có thể đàng hoàng, công khai, minh bạch công nhận hai nước Cộng hòa phía Đông Ukraina.
Nga có quyền phản ứng tự vệ
Mục tiêu cao nhất của Nga đã được thể hiện trong văn bản đề nghị gồm lập trường 8 điểm gửi cho Mỹ và NATO; đồng thời được nhắc lại và mở rộng trong bản phúc đáp gửi lại cho Mỹ và các nước EU. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể đạt được trong một thời gian ngắn, đặc biệt là các nước NATO vẫn không từ bỏ ý định kết nạp Ukraina vào khối này.
Năm 2014, người dân Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý với kết quả là họ ủng hộ việc ly khai khỏi Ukraina cũng như đồng ý gia nhập Liên bang Nga. Khi đó, giới nghiên cứu chính trị-quân sự thế giới cho rằng Ukraina đã mất nhiều “giá trị quân sự” sau khi mất Crimea. Để ngăn cản Nga tiếp tục phát huy ảnh hưởng của mình, NATO
gác lại chuyện kết nạp Ukraina.
Hiện nay, NATO dưới sự điều khiển của Nhà Trắng và Lầu Năm góc với những “ông chủ mới” đã thay đổi thái độ, trở nên thù địch với Nga và mưu toan đem những cỗ xe tăng, những dàn tên lửa đến đặt trước thềm nhà của Nga từ Bắc xuống Nam chứ không chỉ riêng Ukraina thì đương nhiên, Nga có quyền phản ứng tự vệ. Và biện pháp chủ yếu vẫn là ngoại giao. Tuy nhiên, đúng như ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng, dù ngoại giao là biện pháp chủ yếu song không thể kéo dài mãi được do thái độ bất hợp tác, lảng tránh, “câu giờ” của Mỹ và phương Tây thì câu trả lời của Nga đã có vào đêm 21/2/2022. Đây là bước đột phá của phía Nga với mục tiêu tự vệ bằng “biện pháp quân sự - kỹ thuật”.
“Về quân sự, việc công nhận hai quốc gia mới ở miền Đông Ukraina và được mời đưa quân đội Nga đến đây giúp có thể “đẩy lui chiến tuyến” xa hơn sang phía Tây trong trường hợp có xung đột quân sự nổ ra. Đây cũng là những “vùng đệm” giữa Nga với đối thủ đồng thời là các “bàn đạp quân sự” (giống như Abkhazia và Nam Ossetia ở Kavkaz) một khi NATO gây hấn”, - . Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Về dân cư, như hầu hết vùng tả ngạn Dnieper, đa số người dân ở đây nói tiếng Nga thứ ngôn ngữ mà những “cái đầu nóng” bài Nga ở Kiev và miền Tây Ukraina đặc biệt căm ghét. Về bản chất lịch sử, họ là người Nga, cùng chung nguồn gốc với người Nga ở các tỉnh miền Tây và Tây Nam nước Nga. Với tuyên bố về trách nhiệm bảo vệ những người thuộc dân tộc Nga sống ở nước ngoài, Nga có quyền bảo vệ họ.
Về kinh tế, cả Lugansk và Donetsk đều có các trung tâm công nghiệp ở miền Đông Ukraina, chỉ thua Kharkov và có thể ngang hàng với Dniepropetrovsk cũng như Poltava. Các nguồn nguyên liệu như than đá, quặng sắt, kim loại màu đều khá dồi dào.
Đất đai Donbass cũng phì nhiêu màu mỡ, một số vùng có những cánh đồng đất đen không thua kém vùng Orion – Kharkov ở Trung bộ miền Tây nước Nga. Nếu được lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga bảo vệ bằng nhà nước Nga cùng các đối tác công nhận họ đầu tư, những tiềm năng này sẽ được Lugansk và Donetsk phát huy, làm đối trọng với Kiev mà không sử dụng đến súng đạn.
Việc công nhận các nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Donetsk sẽ làm Nga phải hứng chịu thêm làn sóng trừng phạt. Nhưng nước Nga đã lường trước được những khó khăn trước mắt.
Khả năng những diễn biến tiếp theo
Giống như “ván đã đóng thuyền”, chính quyền Kiev chỉ có thể tự trách mình khi cả tin vào Mỹ và phương Tây mà không nhận thức được rằng Mỹ và phương Tây sẽ “đánh Nga đến người Ukraina cuối cùng”. Về tổng thể, chính quyền Ukraina từ sau Maidan 2014 đã hành động phục vụ cho lợi ích của Mỹ và phương Tây và gây tổn hại cho chính Ukraina.
“Moskva vừa giành được một lợi thế đáng kể để có thể “đem ra nói chuyện” với Washington trong các cuộc đàm phán cấp ngoại trưởng sắp tới. Còn cuộc gặp trực tiếp lần thứ hai giữa tổng thống Vladimir Putin với tổng thống Joe Biden có lẽ sẽ chưa thể diễn ra trong thời gian trước mắt. Do vừa bị mất điểm nghiêm trọng sau tình huống Nga công nhận Lugansk và Donetsk, Joe Biden chưa thể có đủ bình tĩnh để đàm phán một cách tỉnh táo”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Đối với Mỹ thì vẫn còn đó các vấn đề an ninh toàn cầu mà phía Nga đề xuất như khôi phục các thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược, hạn chế vũ khí tên lửa tầm trung cũng như các vấn đề khu vực khác như “Hồ sơ hạt nhân Iran”,
“Hồ sơ hạt nhân Triều Tiên”. Những vấn đề này khiến cho Mỹ không thể “tham bát bỏ mâm” khi cố giành một loại lợi ích có tính “tiểu cục bộ” ở Ukraina mà buông lỏng các vấn đề chiến lược kia.
Trong tay Mỹ và phương Tây không còn thứ vũ khí nào khác để đối phó với Nga ngoài trừng phạt, trừng phạt và trừng phạt. Nhưng đã trừng phạt suốt 8 năm trời mà đối thủ vẫn “trơ như đá, vững như đồng” thì việc trừng phạt ấy làm cho những kẻ trừng phạt phải mệt mỏi đến mức dường như đã bị hiệu ứng “tự trừng phạt chính mình”. Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, trừng phạt kinh tế, tài chính như con dao hai lưỡi. Sự bật tăng trở lại của giá dầu và giá vàng đang diễn ngay sau quyết định của Nga đang làm giới kinh doanh lo lắng cho túi tiền của mình.
“Nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục không chịu xem xét các đề xuất của Nga thì hiệu ứng “già néo đứt dây” sẽ xuất hiện. Sự “quá chứn” của Mỹ và phương Tây có thể tạo ra nguy cơ chặt đứt những sợi dây mong manh cuối cùng nối Moskva với Washington, với London, với Brussels… Khi đó, chỉ có người Trung Quốc được hưởng lợi khi Nga càng gắn bó với họ hơn, có thể giúp tăng cường nguồn lực cho sáng kiến “Vành đai-Con đường”. Qua đó, đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây tại khu vực chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thậm chí là đe dọa cả khu vực “sân sau” của Mỹ tại khu vực Nam Đại Tây Dương”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
“Quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây càng nóng. Nga sẽ hứng chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây trong nhiều lĩnh vực. Những cuộc tấn công Nga về truyền thông cũng sẽ gia tăng, hết sức khốc liệt. Nhưng Nga đã lường trước, sẵn sàng đương đầu. Thêm khó khăn, nhưng Nga sẽ phát huy nội lực mạnh hơn. Bằng những văn kiện hợp tác, Nga sẽ hiện diện ngày càng rõ ràng tại Donetsk và Lugansk. Ngân sách liên bang Nga sẽ phải có thêm nhiều khoản chi liên quan hai thực thể này, nhưng đổi lại là lợi ích chiến lược về an ninh quốc gia lâu dài”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát đưa ra nhận định với Sputnik.