Bảo hiểm COVID-19 du khách quốc tế phải mua tối thiểu khi vào Việt Nam là bao nhiêu?

HÀ NỘI (Sputnik) - Từ ngày 15/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế sau 2 năm "tê liệt” vì dịch bệnh. Một trong những điều kiện dành cho khách quốc tế muốn vào du lịch Việt Nam là phải mua bảo hiểm chữa trị COVID-19.
Sputnik
Việc Chính phủ đồng ý mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ 15/3 là tin vui với các doanh nghiệp du lịch sau 2 năm “tê liệt”. Dù vậy, các du khách phải đáp ứng một số điều kiện về an toàn phòng, chống dịch COVID-19 mà Chính phủ Việt Nam đề ra.

Bảo hiểm COVID-19 'tấm lá chắn' hữu hiệu

Trong các điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam có việc các du khách quốc tế phải mua bảo hiểm chữa trị COVID-19 tối thiểu với mệnh giá 10.000USD. Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho biết:
“Hiện một số nước đón khách quốc tế yêu cầu du khách phải tiêm chủng đủ, test COVID-19, thậm chí còn có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Việt Nam đã được tiêm chủng và độ phủ vaccine toàn dân cao. Vì vậy, Việt Nam vẫn yêu cầu phải có test COVID-19 trước để đảm bảo an toàn".
Chiến dịch "Live fully in Vietnam" mang lại cho du lịch Việt điều gì sau đại dịch?
Bảo hiểm chữa trị COVID-19 là "tấm lá chắn” hữu hiệu dành cho du khách an tâm du lịch tại Việt Nam. Trên thực tế, đây là yêu cầu hợp lý và chính đáng mà Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm bảo vệ du khách và thực hiện chiến lược vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về mệnh giá của loại bảo hiểm này, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết thêm:
“Mệnh giá tối thiểu 10.000 USD để chi trả cho việc chữa trị COVID-19 không đáng là bao. Hơn nữa chúng tôi cũng đã tham khảo các chuyên gia y tế đến thời điểm hiện tại việc chi trả chữa COVID-19 không còn như thời kỳ đầu cách đây hai năm”.
Người đứng đầu Tổng cục Du lịch nhấn mạnh rằng, để mở cửa hoạt động du lịch quốc tế được an toàn bắt buộc Việt Nam phải yêu cầu du khách test COVID-19 đồng thời mua bảo hiểm.
Từ 15/3, khách quốc tế cần lưu ý điều gì để du lịch Việt Nam thoải mái nhất?

Cần làm gì để du lịch cất cánh trở lại?

Thời điểm mở cửa du lịch sắp đến gần, tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành vừa mừng, vừa lo trước điều này. Một số chủ doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam mở cửa du lịch vào 15/3 là vẫn chậm hơn so với thế giới. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu tốt.

“Do đã chậm nên sự chuẩn bị cho các dịch vụ du lịch cần phải tốt hơn để có thể làm hài lòng du khách khi trở lại. Đặc biệt, cần có sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về trách nhiệm của du khách, của công ty du lịch khi có trường hợp du khách bị mắc COVID-19” - Ông Phạm Hà, Chủ tịch HĐQT Lux Group, chia sẻ với TTXVN.

Việt Nam phấn đấu đón 65 triệu du khách sau khi mở cửa du lịch
Từ góc độ thị trường, các doanh nghiệp du lịch cho rằng cần sớm có sự kết hợp trở lại giữa hãng hàng không, công ty lữ hành và chuỗi cung ứng, vốn đã bị đứt gãy trong thời gian qua.

“Đa phần doanh nghiệp du lịch đều khó khăn về nguồn vốn, nhân lực và việc kết nối lại các chuỗi cung ứng trong suốt hai năm 2020-2021. Tuy nhiên, vừa mới đông khách dịp Tết, hàng không đã tăng giá cao “ngất ngưởng” mà không thông báo cho đơn vị lữ hành" - một đại diện doanh nghiệp du lịch chia sẻ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy nhanh đề án đầu tư xã hội hoá hạ tầng sân bay để không vấp phải rào cản trong quá trình khôi phục ngành hàng không. Được biết, hạ tầng các cảng hàng không Việt Nam đều quá tải.
Việt Nam chiến thắng hàng loạt giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2021
Theo thống kê, Việt Nam có 21 sân bay do nhà nước xây dựng và 1 sân bay tư nhân ở Vân Đồn. Tuy nhiên, công suất 22 sân bay mới được 75 triệu khách mỗi năm.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, trong kịch bản khả thi nhất của năm nay, thị trường hàng không Việt Nam đạt 42-43 triệu lượt khách, tương đương hơn một nửa thời điểm trước dịch năm 2019.
Muốn du lịch Việt Nam "cất cánh” trở lại, các chuyên gia khuyến cáo nên phát triển song hành du lịch nội địa, du lịch quốc tế vì tiềm năng du lịch nội địa là rất lớn.
Thảo luận