Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Bằng cách loại Nga khỏi SWIFT, phương Tây sẽ tấn công vào hệ thống toàn cầu mà họ đã tạo ra

MOSKVA (Sputnik) - Nhà kinh tế học và nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erçetin bình luận với Sputnik về hậu quả của quyết định ngắt kết nối Nga khỏi hệ thống SWIFT. Theo ông, động thái này tương tự như việc phương Tây tự bắn vào chân mình, vì hành động này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng thương mại và thanh toán rất nghiêm trọng ở châu Âu.
Sputnik

“Châu Âu mua năng lượng, ngũ cốc và khoáng sản từ Nga. Ba mặt hàng này không phải là loại hàng có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ví dụ, nếu nói về ngũ cốc, việc từ chối mua mặt hàng này từ Nga sẽ dẫn đến việc xuất hiện một khoảng trống khá lớn trên thế giới. Về năng lượng, Mỹ muốn cắt giảm thị phần khí đốt của Nga bằng cách tăng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu. Tức là, họ đang cố gắng chiếm thị phần năng lượng của Nga, nhưng họ không thể làm điều này với ngũ cốc và khoáng sản. Châu Âu đang nói về kế hoạch giảm khối lượng thương mại với Nga, nhưng khi làm như vậy, họ phải tự đặt ra câu hỏi: ai sẽ đảm bảo nguồn cung an toàn, liên tục. Trong khi đó, thương mại với Nga ngày nay là một yếu tố không thể thiếu của nền tảng kinh tế mà phương Tây dựa vào. SWIFT là hệ thống thanh toán toàn cầu. Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, thì người châu Âu sẽ không thể thanh toán bằng cách mang một khối lượng tiền mặt lớn trong vali khi mua khí đốt của Nga”, - chuyên gia Recep Erçetin nhận xét.

Theo nhà kinh tế học Thổ Nhĩ Kỳ, việc các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT trên thực tế có nghĩa là chấm dứt hoạt động thương mại. Xét theo sức mua tương đương của Nga, nước này là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có ý định trở thành nền kinh tế lớn nhất. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch thương mại thế giới, nhưng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi SWIFT, thì rất nhiều nhà sản xuất lớn của châu Âu sẽ gặp khó khăn về nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
EU sẽ tiến hành một cuộc chiến toàn diện về kinh tế và tài chính chống lại Liên bang Nga

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau

Và Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc này. Việc Nga bị ngắt kết nối khỏi SWIFT sẽ đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng thương mại và thanh toán rất nghiêm trọng ở châu Âu.

“Có lẽ lúc đầu hậu quả của quyết định này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Mỹ và Anh, nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Đức, Pháp, Ý, vùng Balkan và các nước Baltic. Châu Âu đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát cao, và họ nên suy nghĩ về cách đối phó nếu có thêm một đợt tăng giá nữa. Cuối cùng, châu Âu không có lựa chọn nào cho sự phát triển nếu nguồn cung khí đốt Nga bị ngừng lại.

Sau những năm 2000, khi Hoa Kỳ mất đi quyền lực trước đây của mình, thế giới có xu thế “đa cực hoá” về mặt chính trị. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, trên thế giới có xu hướng đa cực hóa về mặt thương mại. Trong bối cảnh hiện nay, một bước ngoặt được chờ đợi trong hệ thống tài chính toàn cầu, gắn liền với qúa trình hình thành trật tự thế giới mới và tác động của đại dịch. Việc ngắt kết nối Nga khỏi SWIFT sẽ đẩy nhanh quá trình này, và động thái này tương tự như việc phương Tây tự bắn vào chân mình bởi vì hệ thống thanh toán toàn cầu do chính họ tạo ra”, - ông Recep Erçetin nói.

Khi được hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có bị ảnh hưởng bởi việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT hay không, ông Erçetin nói rằng, vì Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên từ Nga nên trong tình huống này họ sẽ thanh toán thông qua hệ thống thanh toán của Nga.
“Thổ Nhĩ Kỳ nên ký một thỏa thuận hoán đổi SWAP toàn diện với Nga. Khối lượng thương mại của chúng tôi với Nga là rất lớn. Ví dụ, tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể thực hiện đổi rúp và lira, có một cấu trúc ngân hàng tích hợp. Nếu không có hệ thống SWIFT, hai nền kinh tế tích hợp như vậy sẽ tập trung vào việc tạo ra hệ thống thanh toán của riêng họ”, - ông Erçetin kết luận.
Ngắt kết nối Nga khỏi SWIFT có thể đẩy nhanh sự sụp đổ của quyền bá chủ đô la
Thảo luận