Phản ứng của thế giới với hành động của Nga
MOSKVA (Sputnik) - Cộng đồng quốc tế có thái độ khác nhau đối với chiến dịch quân sự mà Nga đang tiến hành. Một số nước hoàn toàn ủng hộ. Họ tin rằng chiến dịch này sẽ chấm dứt cảnh bạo lực và cứu mạng nhiều người.
SputnikỞ Venezuela tố cáo
«Biden và NATO cùng với tất cả bộ sậu» đã phá hủy Ukraina. Bắc Kinh giữ lập trường trung lập, nhắc nhở về mối quan hệ láng giềng và đối tác tốt đẹp với Nga. Trong khi đó Washington, London và Brussels áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn.
«Không phải luôn dùng được con đường hoà bình»
Belarus là một trong những quốc gia đầu tiên tán thành quyết định của Nga công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân vùng Donbass. Minsk nhấn mạnh, đây không chỉ là quyết định chính trị mà còn đầy tính nhân văn, nhân đạo.
“Trong hành động tiếp theo, chúng tôi dự định xuất phát từ nguyên tắc quan hệ đồng tâm thiện chí của tất cả các bên với việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết, trong liên minh chiến lược với nước Nga anh em”, - Bộ Ngoại giao Belarus lưu ý.
Người Belarus không chỉ đảm bảo là hậu phương của quân đội Nga mà còn đóng vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình, bố trí địa điểm tại vùng biên của nước mình để tổ chức cuộc đàm phán vừa qua giữa các phái đoàn Nga và Ukraina.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình giữ thái độ trung lập. Không công nhận nền độc lập của LNR và DNR, nhưng ông Tập cũng không chỉ trích hành động của Matxcơva.
"Trung Quốc và Nga là hai láng giềng thân thiện, điều đó không thể phá vỡ. Chúng tôi là những đối tác chân chính, và điều đó không thể phá hủy hay trấn áp", - Đại sứ Trương Hán Huy nhận định.
Ngoài ra, người Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt và việc
ngắt kết nối với SWIFT.
Việt Nam kêu gọi tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế, - bà Lê Thị Thu Hằng đại diện Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam tuyên bố.
"Tất cả các bên hữu quan nên thể hiện sự kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của pháp lý quốc tế, tránh sử dụng vũ lực, bảo vệ cư dân, tiếp tục đối thoại để tìm kiếm giải pháp hòa bình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, sự ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới", - đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev so sánh những sự kiện hiện nay với cuộc xung đột ở Karabakh.
"Suốt hơn 30 năm người ta kêu gọi chúng tôi: «Cẩn giải quyết tất cả bằng con đường hòa bình». Chúng tôi nghe điều này trong 30 năm, chúng tôi đã cố gắng, nhưng không có kết quả gì. Tất nhiên, chúng tôi muốn giải quyết một cách hòa bình, nhưng không phải lúc nào cũng có thể dùng cách thức đó trong cuộc sống", - ông nói.
Đồng thời, người Azerbaijan không từ chối hỗ trợ Ukraina: họ đã gửi viện trợ nhân đạo và thuốc men tới Kiev.
Kyrgyzstan tán thành giải pháp ngoại giao để tránh "thương vong về người". Tuy không nói công khai, nhưng trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm 26 tháng 2, ông Sadyr Zhaparov bày tỏ "ủng hộ
hành động quyết định của phía Nga để bảo vệ cư dân Donbass".
Mọi người ở Abkhazia và Nam Ossetia nhắc rằng Matxcơva đã nhiều lần cho Kiev cơ hội để giải quyết hòa bình, nhưng tất cả đề xuất đều bị chối bỏ.
“Chiến dịch đặc biệt của Lực lượng vũ trang Nga sẽ chấm dứt nỗi đau khổ của thường dân và chuỗi hành động khủng bố mà chế độ Kiev đã nâng lên tầm chính sách Nhà nước”, - Tổng thống Nam Ossetia Anatoly Bibilov nhận định và ông nói thêm rằng nước Cộng hòa này sẵn sàng tiếp đón người tị nạn từ «LNR và DNR anh em».
Tổng thống Cộng hòa Trung Phi (CAR) Faustin-Archange Touadéra dành sự ủng hộ hoàn toàn cho ông Putin.
“Tôi nghĩ rằng quyết định của ông Putin chắc chắn sẽ cứu được nhiều sinh mạng và ngăn chặn bạo lực", - ông nói.
Syria bày tỏ thái độ đoàn kết với Matxcơva và sẵn sàng trở thành đối tác của CHND Lugansk và CHND Donetsk.
“Chúng tôi chờ đợi khi tình hình ổn định sẽ thiết lập hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau", - ông Luna Shibl, cố vấn đặc biệt của nhà lãnh đạo Syria hứa với Sputnik.
Tổng thống Bashar al-Assad cũng lên án chính sách gây bất ổn của Hoa Kỳ và NATO, mà như ông tố cáo, chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình bùng phát ở Trung Đông.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro coi Ukraina là thuộc địa của phương Tây. Theo quan điểm của ông, xung đột nảy sinh do hành động của giới tinh hoa cầm quyền ở Kiev và là
đồng minh vô điều kiện của Hoa Kỳ và châu Âu.
"Nền kinh tế Ukraina đã bị Biden và NATO phá huỷ với toàn bộ hoạt động nhằm mục đích thiết lập căn cứ với vũ khí hạt nhân để chống Nga. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận", - ông kết luận.
Brazil cũng ủng hộ Matxcơva. Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã yêu cầu bỏ phiếu về nghị quyết nhằm chấm dứt chiến dịch ở Ukraina. Tuy nhiên, dự án đã bị Brazil, UAE, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ phong toả.
"Không chấp nhận lệnh trừng phạt hay lên án nào nhắm vào ông Putin", - Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố.
«Trừng phạt ngăn chặn đổ máu»?
Những tuyên bố lên án Matxcơva gay gắt nhất vang lên từ Washington.
"Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ có lời đáp cách thống nhất và kiên quyết", - thông cáo của Nhà Trắng cho biết.
Tổng thống Joe Biden nhận xét, các biện pháp trừng phạt này là "
quy mô nhất trong toàn bộ lịch sử". Washington đang đưa ra những biện pháp cá nhân chống Tổng thống Nga Vladimir Putin và các cộng sự của ông, ngoài ra, cấm hợp tác với các ngân hàng lớn nhất của Nga và xuất khẩu công nghệ cho Nga.
Vương quốc Anh cũng có giọng điệu tương tự. London đã
đóng cửa không phận đất nước đối với «Aeroflot», khăng khăng đòi gạt Nga ra khỏi kết nối SWIFT và đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Liên minh châu Âu thì đòi Nga lập tức rút quân ra khỏi Ukraina. Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh đồng ý đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không của Nga, cấm kênh truyền hình Russia Today và hãng thông tấn Sputnik, áp đặt các biện pháp trừng phạt chống các ngân hàng và chuẩn bị ngắt kết nối Matxcơva khỏi SWIFT.
Canada đã ban hành biện pháp trừng phạt đối với các ông Vladimir Putin, Sergei Lavrov cũng như Alexandr Lukashenko. Trong «danh sách đen» còn gồm Sberbank, Gazprombank, Alfa-Bank, «Đường sắt Nga», «Transneft». Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nỗ lực cắt đứt kết nối của Nga với SWIFT.
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố về «cuộc xâm lược vô cớ». Các cá nhân thuộc diện trừng phạt của nước này là Tổng thống Nga và cộng sự, kể cả các ông Sergei Lavrov, Mikhail Mishustin và Sergei Shoigu.
Chính quyền Nhật Bản chăm chú theo sát những đánh giá quốc tế về diễn biến sự kiện ở Ukraina. Tokyo công bố các
hạn chế đối với Ngân hàng Trung ương Nga, phong tỏa khoản có tài sản của những người có liên hệ với ông Putin, cũng như cấm xuất khẩu đến Nga các mặt hàng bán dẫn.
Hàn Quốc dự định tham gia lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng theo cách không gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước mình. Chính giới Seoul hiện đang bàn bạc về chuyện này.
Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili cam đoan: “Gruzia luôn ở bên Tổng thống Zelensky, ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình ở Ukraina”. Đồng thời, Tbilisi cũng không vội đưa ra lệnh cấm. "Hàng nghìn nhà sản xuất rượu vang, các chủ trang trại và nông dân, họ yêu cầu gì ở tôi? Chẳng lẽ để tôi áp đặt biện pháp trừng phạt với người dân của mình ư? ... Sự hăng hái dư thừa như vậy chẳng để làm gì!".
Cả ở Serbia cũng nhận xét tương tự về sự vô ích của chính sách trừng phạt. Và mặc dù ủng hộ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, trong đó có Ukraina, Belgrade sẽ không tham gia bất kỳ hạn chế nào chống lại Matxcơva: điều này không đáp ứng lợi ích chính trị hoặc kinh tế của đất nước.