Trung Quốc có đang ép Việt Nam quá đáng bằng chính sách Zero Covid của mình?

Trung Quốc áp lệnh mới – lệnh 248, 249 từ 1/1/2022, việc phê duyệt mã sản phẩm – cấp mã hàng cho Việt Nam của Hải quan Trung Quốc còn chậm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua khu vực biên giới phía Bắc.
Sputnik
Cũng bằng chính sách Zero Covid siết chặt, Lạng Sơn đang phải thí điểm giao nhận hàng hóa không tiếp xúc với phía Trung Quốc.

Lệnh 248, 249 của Trung Quốc

Không chỉ siết “hàng rào hải quan”, ban đủ các loại yêu cầu nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản, Trung Quốc còn đặc biệt “lề mề” trong việc cấp mã hàng hóa Việt Nam.
Từ chính sách Zero Covid-19 đến những quy định rườm rà về nhập khẩu thông quan, nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang “xử ép” xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản của Việt Nam.
‘Cần theo dõi tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc’
Từ giữa tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố lệnh 248 về “Quy định đăng ký & quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”.
Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, lệnh 248 chỉ yêu cầu đăng ký với những DN xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc.
Trong khi đó, lệnh 249, các doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ngay cả khi sản phẩm đã xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Các doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác đảm bảo, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng), bên cạnh các yếu tố như kho bãi, vận chuyển”, ông Hòa nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất đi Trung Quốc cũng cần chú ý tới vấn đề về vệ sinh khi chế biến, đóng gói thực phẩm như đeo đầy đủ găng tay lúc sản xuất, có quy định rõ ràng với kho, nhà xưởng, chọn các nhà cung cấp nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, có thể truy xuất được nguồn gốc.
“Các yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển. Vì thế, doanh nghiệp phải lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong lệnh 248, 249, tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu như thời gian qua”, vị lãnh đạo nói.

Hải quan Trung Quốc chậm cấp mã hàng hóa cho Việt Nam

Ngày 1/3, theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), nhằm đáp ứng các quy định tại Lệnh 248, 249 của Hải quan Trung Quốc, về phía Việt Nam đã tiến hành hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký, thông tin đầu mối cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ; các vướng mắc trong quá trình đăng ký doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện phân giao các bộ phận thường trực trả lời, tiếp nhận và giải đáp thông tin.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã tiến hành tiếp nhận các vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền, của khối doanh nghiệp để trao đổi trực tiếp hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc phát sinh cho các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương và Bộ Y tế phản ánh và đề xuất.
Nguyên nhân nào khiến nông sản lại ‘án binh bất động’ ở cửa khẩu Lạng Sơn?
Theo Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, về kết quả triển khai công tác đăng ký doanh nghiệp để đáp ứng theo quy định Lệnh 248, tính đến ngày 22/2/2022 vẫn còn rất chậm.
Điển hình, mới chỉ có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số. Trong đó, 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn, 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đã được cấp mã, tuy nhiên do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đăng ký và đang tiếp tục.
Bên cạnh đó, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú Y quản lý. Số còn lại là mã số cấp cho doanh nghiệp thực hiện theo loại hình tự đăng ký và doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế.
Cập nhật đến tối 1/3 cho thấy, có 1.776 doanh nghiệp đã được cấp mã sản phẩm nông sản, thực phẩm.
“Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp”, Văn phòng SPS Việt Nam nói.
Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% so với danh sách đăng ký của Cục Bảo vệ thực vật.
Nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong đáp ứng các quy định tại Lệnh 248, 249 của Hải quan Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung cụ thể.
Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp, tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc.
Bộ Công thương ra khuyến cáo khẩn vụ 4.000 xe tồn đọng ở cửa khẩu
Bộ Nông nghiệp cũng là nơi tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương, Bộ Y tế triển khai ban hành và trực tiếp hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo thẩm quyền quản lý đã được phân công tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ đối với nhóm 18 mặt hàng theo quy định tại điều 7 Lệnh 248.
Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248, 249.
Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã hoàn thành tốt, đảm bảo cho xuất khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, do hệ thống mới vận hành nên còn tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc như tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi.

Lạng Sơn: Giao nhận hàng hóa “không tiếp xúc” sang Trung Quốc

Theo các thông tin chính thức được công bố, từ ngày 1/3, Lạng Sơn sẽ thí điểm giao nhận hàng hóa không tiếp xúc sang Trung Quốc với chính quyền thị xã Bằng Tường, Quảng Tây. Quy trình giao nhận hàng “không tiếp xúc” gồm có 5 bước.
Theo đó, hai bên Việt Nam - Trung Quốc thống nhất thí điểm mỗi lượt xe xuất hàng của Việt Nam gồm cả đầu kéo và sơ mi rơ móc vào hai bãi chờ xuất khẩu trên tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa ở khu vực mốc 1119-1120 cửa khẩu Hữu Nghị, Việt Nam - Hữu Nghị Quan, Trung Quốc.
Trung Quốc tiếp tục siết chặt yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn cho biết, bãi chờ xuất bên phải đường sẽ thực hiện cắt container hàng, bãi chờ nhập bên trái đường sẽ cẩu container đi.
Tiếp theo, công nhân Việt Nam thực hiện cắt và cẩu container tại hai bãi chờ. Sau đó, tài xế lái đầu kéo và lực lượng chức năng sẽ rời khỏi bãi để lực lượng y tế Việt Nam khử khuẩn, làm sạch. Chỉ có công nhân vận hành cần cẩu mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang được ở lại. Buồng lái cũng được niêm phong.
Lúc này, phía Trung Quốc đã bố trí lượt xe tương ứng vào hai bãi chờ xuất trên. Nhân viên Trung Quốc thực hiện quy trình nối, cẩu container lên xe. Sau khi hoàn thành, tài xế chuyên trách của Trung Quốc sẽ lái xe hàng về nước theo đường vận tải chuyên dụng.
Giao hàng xong thì tài xế chuyên trách Trung Quốc đưa xe theo đường xuất nhập cảnh để trả container rỗng tại bãi xe phía sau cửa hàng miễn thuế. Trả xong container rỗng, tài xế này sẽ lái đầu kéo về hai bãi xe quy định ở khu vực mốc 1119-1120 để nhận container hàng hoặc quay về Trung Quốc theo đường cũ.

Tránh gây mất uy tín hình ảnh thương nhân Việt Nam

Phương thức giao nhận không tiếp xúc này được lãnh đạo Sở Công Thương Lạng Sơn kỳ vọng sẽ giúp tăng năng lực thông quan tại các cửa khẩu của tỉnh này lên gấp đôi, hoặc ba hiện nay.
Tuy nhiên, do phía Trung Quốc vẫn siết chặt phòng dịch, 100% hàng từ Việt Nam phải kiểm hóa, tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh và cân nhắc việc đưa hàng lên khu vực cửa khẩu.
Trung Quốc đóng biên giới, nông sản Việt ùn ứ, nhiều doanh nghiệp phải “quay xe”
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng lưu ý, trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy trình mới nếu phát sinh các tranh chấp giữa thương nhân 2 nước thì thương nhân Việt Nam phải chủ động phối hợp với đối tác phía Trung Quốc để thống nhất phương án giải quyết tranh chấp.
“Trường hợp không tự thỏa thuận được thì phải báo cáo, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn để giải quyết. Tránh trường hợp trốn tránh trách nhiệm, không phối hợp giải quyết gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của thương nhân Việt Nam cũng như của tỉnh Lạng Sơn”, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng nhấn mạnh.
Hiện, Lạng Sơn vẫn dừng tiếp nhận xe chở hoa quả tươi lên cửa khẩu tới ngày 5/3, để giải phóng hết khoảng 1.500 xe đang ùn ứ tại các cửa khẩu, trong đó 64% là xe nông sản, hiệu suất thông quan rất thấp.
Việt Nam có là ‘kỳ phùng địch thủ’ của Trung Quốc để thành công xưởng sản xuất thế giới?
Trước đó, tại cuộc họp xử lý hàng hóa ở cửa khẩu, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Y tế, cùng các bộ, ngành trao đổi với cơ quan hữu quan phía Trung Quốc thiết lập ngay mô hình “vùng xanh”, “luồng xanh” kiểm soát dịch bệnh tại khu vực cửa khẩu, gồm cả người, trang thiết bị, phương thức hoạt động... nhằm giải quyết nhanh thủ tục kiểm dịch, kiểm soát lái xe và hàng hóa.
Việc này nhằm đảm bảo kết quả an toàn phòng chống dịch được cả hai nước công nhận, đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.
Thảo luận