Với lệnh trừng phạt chống Nga, phương Tây gây tổn hại kinh tế của tất cả các nước trên thế giới

Trong bài phát biểu trước quốc dân ngày hôm qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng nền kinh tế Pháp sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt chống Nga. Trên thực tế, khó khăn không chỉ chờ đợi nền kinh tế Pháp, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Kịch bản tiêu cực cho Tokyo, Delhi và Hà Nội

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina sẽ có hậu quả trong việc làm xấu đi tình hình kinh tế ở tất cả hoặc gần như tất cả các nước trên thế giới. Việc buộc Nga phải tách rời khỏi thị trường thế giới rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số hàng hóa mà Liên bang Nga xuất khẩu với số lượng lớn sang các nước, và do đó, làm tăng giá dầu khí, kim loại, lúa mì trên thế giới, v.v.
“Giá năng lượng cao có thể dẫn đến chi phí nông nghiệp và giá lương thực tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển, nơi thực phẩm chiếm phần lớn trong giỏ hàng tiêu dùng”, - Katrina Ell, nhà kinh tế cấp cao của Moody's APAC cho biết.
Hợp tác kinh tế Việt - Nga duy trì tăng trưởng trong mọi hoàn cảnh
Những gì nhân viên của một cơ quan xếp hạng uy tín đang đề cập đến đã bắt đầu thể hiện trong đời sống kinh tế của một số quốc gia. Tại Nhật Bản, 7 trong số 10 nhà cung cấp điện cho biết họ đang tăng giá cho các hộ gia đình. Công ty nổi tiếng Kikkoman hứa sẽ tăng giá các sản phẩm đậu nành từ 4-10%.

Như Japan Times lưu ý: "Dự đoán việc tăng giá năng lượng cao hơn nữa sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản, vốn đã bắt đầu cảm thấy tác động của làn sóng lạm phát hiện hữu sau nhiều thập kỷ giảm phát và giá thấp".

Lạm phát ở Nhật Bản được dự báo sẽ tăng từ 0,5% hiện tại lên 10% trong tháng Tư.
Giá tiêu dùng tăng ở Singapore, quốc gia này cũng tham gia vào các lệnh trừng phạt.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu dầu vượt quá 25% cho rằng giá dầu thô tăng có thể gây rủi ro cho sự ổn định tài chính của đất nước ông.
Việt Nam cũng đang quan tâm theo dõi các sự kiện xung quanh Ukraina. Và không chỉ vì Moskva và Kiev là những đối tác hữu nghị truyền thống của Hà Nội, mà còn vì Việt Nam ngày nay không thể đứng ngoài xu thế của nền kinh tế toàn cầu. Hôm trước, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu nêu quan điểm như sau: căng thẳng Nga - Ukraina gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ukraina đang bị sử dụng như một công cụ chống lại Nga
Tổng hợp ý kiến ​​của các chuyên gia, có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ làm xấu đi tình trạng lạm phát toàn cầu, gây hại cho các nền kinh tế lớn nhất châu Á, đứng từ quan điểm về sản xuất và tiêu dùng. Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia sau đại dịch Covid-19 sẽ là câu hỏi lớn.

Tại sao lại tự bắn vào chân mình?

Như chúng ta có thể thấy, chỉ vài ngày sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt, tác động tiêu cực của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu đã trở nên hiển nhiên. Rõ ràng ,không chỉ người Nga, mà cả cư dân của nhiều quốc gia khác cũng sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt. Kể cả những người khởi xướng lệnh trừng phạt Washington và Brussels sẽ không ngoại lệ. Hiện Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang chuẩn bị thắt chặt chính sách tiền tệ.
Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga khó có thể được coi là quyết định khôn ngoan. Tại sao chính phủ Nhật Bản và Singapore lại làm điều này, chẳng lẽ họ thực sự không cho rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ? Như người ta thường nói, họ đã tự bắn vào chân mình.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Các quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ kiếm được số tiền khổng lồ
Còn đối với Nga, quốc gia sẽ tồn tại dưới các lệnh trừng phạt. Theo chỉ đạo của Tổng thống Putin, Chính phủ Liên bang Nga đang tiến hành các biện pháp khẩn cấp để ổn định tình hình. Kinh nghiệm lịch sử thuyết phục chúng ta rằng các dân tộc thống nhất có mọi cơ hội để chống lại bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Lấy ví dụ về Việt Nam, quốc gia bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại trong hai mươi năm dài. Hoặc Cuba, nơi mà Washington đã không dỡ bỏ các hạn chế trong hơn 60 năm. Hay Iran, Triều Tiên, v.v.
Thảo luận