Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

«Chúng tôi sẽ chẳng cho thứ gì». NATO giúp Ukraina như thế nào

Nhiều quốc gia NATO đã tuyên bố dành hỗ trợ quân sự cho Ukraina. Mà lần này chuyện không chỉ nói về các loại băng đạn với áo giáp mà còn về vũ khí công nghệ cao có sức sát thương lớn. Quả thật, như tuyên bố của các quan chức và tướng lĩnh, thấy rõ là khối liên minh không có quan điểm thống nhất về vấn đề này.
Sputnik
Bài viết của Sputnik phân tích xem có gì ẩn sau những phát ngôn hùng biện hoa mỹ đó.

Nửa tỷ

«Lần đầu tiên trong lịch sử!» - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thốt lên về chuyện cung cấp vũ khí cho một nước bên ngoài EU.

“Chúng tôi quyết định sử dụng khả năng của mình và gửi các vũ khí sát thương trị giá 450 triệu euro cho quân đội Ukraina. Còn phân bổ thêm 50 triệu euro nữa cho các sản phẩm liên quan», - Cao uỷ Ngoại giao châu Âu Josep Borrell nói rõ hơn.

Đây không phải là «khẩu phần» đầu tiên đến với Kiev. Ngay từ năm ngoái, Brussels đã phân bổ 31 triệu euro cho "thiết bị phụ trợ" - cụ thể là dành cho các bệnh viện dã chiến. Người ta trao tiền cho các nước cụ thể, đảm bảo cung cấp trực tiếp.
Một năm về trước, Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) đã thông qua chương trình hỗ trợ quân sự đặc biệt trị giá 5,6 tỷ euro. Theo ý tưởng, ngân sách kể cả cho Kiev cần được tăng nhẹ hàng năm. Tuy nhiên, trong tương quan các sự kiện gần đây, lượng phân bổ ngắn tăng theo bội số khác.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Các nước G7 quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraina và gia tăng trừng phạt chống Nga
Giúp đỡ bằng cách gì, thì các thủ đô châu Âu tự quyết định. Ví dụ, Dublin ủng hộ các thiết bị phi sát thương - mũ sắt, áo chống đạn, nhiên liệu, hệ thống nhìn ban đêm. Có lập trường tương tự là Vienna, Athens, Bucharest và Lisbon.
Các nước hàng đầu của Liên minh châu Âu - Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan - đang gửi cho Ukraina những "thiết bị tử thần" – tên lửa Javelin chống tăng và NLAW, tên lửa phòng không cơ động Stinger. Thậm chí họ còn đang thảo luận về hệ thống tên lửa Patriot và máy bay chiến đấu.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, 27 nước đã đồng ý giúp trang bị cho Kiev. Kể cả những quốc gia không phải là thành viên NATO. Đó là những nước nào thì ông này không nói rõ.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đồng hành của chế độ phát xít: việc cung cấp vũ khí cho Ukraina đem lại kết quả gì

Trợ giúp trong lời nói

Người ta giúp Ukraina chủ yếu theo tuyến NATO, chứ không phải Liên minh châu Âu. Nhưng như đang thấy thì vẫn chưa thống nhất. Từ đây mà có tình trạng thông tin trái ngược nhau.
Chẳng hạn, hôm thứ Ba, Kiev tuyên bố về 70 máy bay: chiến đấu cơ MiG-29 và cường kích Su-25 từ Bulgaria, Slovakia và Ba Lan. Tin này nhanh chóng bị Warsaw phủ nhận.
"Chúng tôi không gửi máy bay chiến đấu – bởi như vậy sẽ có nghĩa là NATO tham gia xung đột. NATO không phải là một bên trong cuộc chiến. Hiện tại máy bay của chúng tôi không bay ở Ukraina", - Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nhấn mạnh.
Tổng thư ký Liên minh Jens Stoltenberg thì có vẻ hiếu chiến hơn. Cụ thể, ông này tuyên bố rằng nguồn cung vũ khí sẽ chỉ tăng thêm - "nhiều hệ thống chống tăng, phòng không và đạn dược".
Ông nói thêm, NATO đang tăng cường hiện diện ở Đông Âu.
“Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi triển khai lực lượng phản ứng. Hơn một trăm máy bay tiêm kích đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ở ba chục địa điểm khác nhau, 120 tàu trên vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và các đồng minh khác đang gửi thêm mấy nghìn quân đến phần phía đông của khối Liên minh», - ông Stoltenberg thông báo.
Từ căn cứ hải quân ở Kiel thuộc Đức, đội chiến hạm đầu tiên của Hải quân Đức gồm các tàu chống ngư lôi «Sulzbach-Rosenberg», «Datteln», «Fulda» và «Homburg», tàu quét mìn «Siegburg» và tàu tiếp liệu lớp «Elba» đã di chuyển đến Baltic, có sự yểm trợ che chắn trên không của Tornado đa năng.
Các đơn vị lục quân đang đến Estonia, Latvia và Litva hàng ngày. Còn mới đây những chiếc F-35 của Mỹ đã đăng ký tại các phi trường.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
NATO lên kế hoạch sử dụng bàn tay của Ukraina để mở ra một cuộc chiến tranh hạt nhân

Trợ giúp trong hành động

Truyền thông phương Tây gọi Baltics là «trung tâm cơ bản» để trang bị vũ khí cho Ukraina. Bản thân Tallinn cũng đang giúp Kiev bằng đạn dược và «Javelin». Nhân tiện phải nói luôn là vì thế mà Tallinn suýt cãi nhau với Berlin, khi phía Đức chặn ngả cung cấp vũ khí sát thương thông qua Estonia, vì lo ngại "đụng độ với Nga".
Bây giờ kiểu hùng biện đã khác. Trong những tháng tới khối Liên minh sẽ nhân lên cơ số các nhóm trong nước - lên tới 1.200 binh sĩ. Có thể cũng sẽ giải quyết cả vấn đề vũ khí cấp cho Ukraina. Sơ đồ như sau: Các thành viên và đối tác của NATO gửi quân nhu đến Estonia, sau đó chính thức đồng ý tái xuất. Cụ thể, Chính phủ Phần Lan cho phép chuyển pháo 122 mm theo cách này.
Mới trông có vẻ dễ dàng, nhưng không phải trong tình hình hiện nay. Khâu logistics đang nảy sinh nhiều câu hỏi.
"Thông thường mọi thứ đều được vận chuyển bằng đường hàng không. Mà nhiều hơn nữa thì thông qua cảng Odessa, sau đó bốc dỡ chất lên các phương tiện hàng không. Tuy nhiên, bây giờ bầu trời đã đóng, Nga sẽ bắn hạ máy bay. Cảng Odessa đang bị Hạm đội Biển Đen phong tỏa. Còn lại chỉ có các trạm kiểm soát mặt đất ở miền tây Ukraina», - huyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
NATO tuyên bố không có kế hoạch gửi quân đến Ukraina
Mà các cửa khẩu biên giới đều đang tắc nghẽn bởi dòng người tị nạn, gần nửa triệu cư dân đã rời khỏi đất nước, và ở Liên minh châu Âu chờ đợi số dân di tản nhiều gấp 10 lần nữa. Trong điều kiện như vậy, việc di chuyển vũ khí bằng các đoàn xe hoàn toàn không giản đơn.
«Ngoài ra, sẽ dùng loại phương tiện giao thông nào đây? NATO liệu có sẵn sàng phân bổ xe tải và đảm bảo tính mạng của tài xế hay không? Bởi dòng xe tải trên lãnh thổ Ukraina chắc sẽ hứng đòn tiêu diệt», - ông Leonkov lưu ý.
Sự hiện diện các thiết bị quân sự của Liên minh sẽ bị coi là phần tham gia của khối vào cuộc xung đột, - ông nói thêm.. Cả giới chính trị gia và các nhà quân sự đều đồng thanh rằng «Chúng tôi không sửa soạn can thiệp». Do đó, những tuyên bố về việc trợ giúp Ukraina chẳng qua vẫn chỉ là "lời lẽ hùng biện ái quốc", không kèm theo hành động thực tế. Điều đó có xác nhận qua phát ngôn của các quan chức châu Âu, vốn rất sẵn những từ lảng tránh kiểu như "chúng tôi đang thảo luận" và "có thể là…".
Nhà khoa học chính trị: NATO sẽ gửi quân đến Ukraina
Thảo luận