Bị Mỹ cấm vận, đối tác Nga muốn rút khỏi dự án nhiệt điện ở Việt Nam

Do những cấm vận mà Mỹ áp đặt, Tập đoàn Power Machines của Nga khó có thể tiếp tục hoàn tất phần hợp đồng đã ký với Việt Nam trong Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1. Hiện dự án này đang bị tạm dừng triển khai và chưa có phương án tiếp tục hoạt động.
Sputnik
Theo Vndirect Research, tác động của căng thẳng Nga – Ukraina đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ không lớn. Tuy nhiên, tình hình hiện tại có thể khiến áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng khi giá dầu và khí đốt neo ở mức cao.

Đối tác Nga muốn rút khỏi dự án ở Việt Nam

Sáng 8/3, lãnh đạo Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 cho biết đã kiến nghị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tập trung giải quyết chấm dứt hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây lắp (EPC) với đối tác Power Machines của Nga.
Nguyên nhân là vì tập đoàn này đang bị Mỹ cấm vận và hầu như khó có thể tiếp tục hoàn tất phần hợp đồng đã ký.
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 đặt tại huyện Long Phú, Sóc Trăng, có công suất 1.200MW, do liên danh Power Machines - PTCS (Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam, thành viên PVN) là tổng thầu EPC có tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỉ USD.
Theo hợp đồng được ký cuối năm 2014, tổ máy 1 sẽ đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2018, tổ máy 2 từ tháng 2/2019. Tuy nhiên, đến năm 2018, Power Machines bị Mỹ cấm vận do cáo buộc có liên quan đến bán đảo Crưm. Khi đó, dự án đã xong khoảng 72% khối lượng.
Việt Nam - Liên bang Nga: ‘Hai thế kỷ hữu nghị, hai thập kỷ đối tác chiến lược’
Ban quản lý dự án nhiệt điện Long Phú 1 cho biết, sau khi đối tác Nga bị cấm vận, các giao dịch với tập đoàn này để thực hiện hợp đồng EPC gặp nhiều khó khăn và khi hoàn thành được 77,56% khối lượng thì mọi việc bị "đóng băng".
Hiện dự án này vẫn đang dừng triển khai. Chỉ có công tác bảo quản, bảo dưỡng vật tư, thiết bị là được duy trì thực hiện nhằm tránh hư hại/thiệt hại phát sinh.
Tháng 2/2019, Power Machines có thông báo dừng hợp đồng vì lý do "bất khả kháng". Tuy nhiên, chủ đầu tư Việt Nam không chấp nhận lý do mà Power Machines đưa ra (bị Mỹ cấm vận) là bất khả kháng.
Tháng 9/2019, Power Machines thông báo khởi kiện chủ đầu tư và thành viên liên danh PTSC lên Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Singapore. Sự việc đã khiến chủ đầu tư vừa phải theo vụ kiện, vừa phải tìm cách khởi động lại dự án trình cấp thẩm quyền chấp thuận.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có phương án tiếp tục dự án.
Về phần mình, Power Machines vẫn đề xuất đàm phán hòa giải để rút khỏi dự án mà không bị lỗ (zero losses). Điều kiện mà đối tác Nga đặt ra là phía Việt Nam phải bồi hoàn tất cả các chi phí mà họ đã chi, dự chi không thuộc hợp đồng.
"Chúng tôi đánh giá đàm phán chấm dứt hợp đồng là không khả quan", một lãnh đạo Ban quản lý dự án nhiệt điện Long Phú 1 cho biết.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Trưởng phái đoàn Nga Medinsky: Kỳ vọng của Nga từ đàm phán với Ukraina không thành hiện thực
Theo đó, đơn vị này chỉ có thể xem xét, đàm phán các khoản nợ thanh toán và giá trị hàng về công trường đã có hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế với giá trị trên 113 triệu USD, cũng như xem xét hoàn trả trên 93 triệu USD bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà chủ đầu tư đang giữ nếu được cấp thẩm quyền chấp thuận. Số tiền này thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Power Machines.
Khi mọi chuyện vẫn đang đàm phán thì xung đột Nga - Ukraina xảy ra, kéo theo việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Do đó, việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng gặp trở ngại. Dù cho hai bên có đi đến thống nhất được chi phí bồi hoàn cho Power Machines thì cũng không thể thanh toán được đối tác này.
"Để giảm thiểu thiệt hại, tận dụng kết quả tổng thầu EPC đã thực hiện được, chúng tôi kiến nghị sớm chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các thủ tục để tổ chức lựa tổng thầu EPC mới. Tự thực hiện hoặc tìm kiếm, chuyển đổi đối tác đầu tư mới để tiếp tục tái khởi động dự án trong thời gian sớm nhất", trưởng Ban quản lý dự án nhiệt điện Long Phú 1 Nguyễn Doãn Toàn nói với Tuổi trẻ.
Cho đến lúc này, các nhà đầu tư phía Việt Nam đã bỏ ra gần 13.000 tỉ đồng vào dự án này.

Căng thẳng Nga-Ukraina có tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

Ngoài dự án Long Phú 1, còn có Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (công suất 1.000 MW) do liên doanh Zarubezhneft JSC (Nga) và DEME Concessions (Bỉ) ký biên bản ghi nhớ vào tháng 4/2021. Dự án này đến nay vẫn chưa được khởi công dù đã đưa được đưa vào Dự thảo Quy hoạch điện 8.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bằng cách loại Nga khỏi SWIFT, phương Tây sẽ tấn công vào hệ thống toàn cầu mà họ đã tạo ra
Tuy nhiên, theo Vndirect Research, tác động của căng thẳng Nga – Ukraina đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ không lớn. Giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraina hiện chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam ( chiếm 1,1% giá trị xuất khẩu và 0,8% giá trị nhập khẩu trong năm 2021, theo số liệu của Tổng cục Hải quan). Ngoài ra, 2 nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.
Dù vậy, tình hình hiện tại có thể khiến áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng khi giá dầu và khí đốt neo ở mức cao.
Tuy nhiên, Vndirect Research vẫn cho rằng lạm phát tại Việt Nam năm 2022 sẽ được kiểm soát ở mức 3,4% (mục tiêu của Quốc hội là kiểm soát lạm phát dưới 4%). Việt Nam tiếp tục các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, bao gồm duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp.
Trong năm 2022, nhiều nhà quan sát kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, từ đó tạo xung lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán.
Thảo luận