Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Tiêu diệt phát xít mới ở Ukraina là cơ hội duy nhất cứu thế giới khỏi chiến tranh mới ở châu Âu

HÀ NỘI (Sputnik) - Đã có nhiều ý nhiều phản ứng chiều xung quanh chiến sự tại Ukraina. Để giải mã bản chất cốt lõi của cuộc chiến, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với Đại tá Lê Thế Mẫu – chuyên gia quan hệ chính trị quốc tế, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự, Bộ Quốc Phòng.
Sputnik

Giải mã bản chất cuộc chiến tại Ukraina

Thưa Đại tá, ngay sau khi tổng thống Nga V. Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina, đã có nhiều bình luận trái chiều xung quanh cuộc chiến này. Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về Nga, Ukraina và quan hệ Nga - phương Tây, Đại tá có nhận định gì về bản chất cuộc chiến hiện nay ở Ukraina?
Hiện tượng trên thế giới cũng như ở Việt Nam có vô số ý kiến trái chiều về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là hiện tượng tự nhiên, xuất phát từ góc nhìn, nhận thức, quan điểm chính trị, lợi ích của con người trong một thế giới bất định, bất ổn và khó lường. Trong đó các quan niệm về giá trị cũng rất khác nhau.
Theo tôi, bản chất cuộc chiến hiện nay ở Ukraina là xung đột giữa một bên là Mỹ luôn theo đuổi toan tính giành quyền kiểm thế giới sau Chiến tranh lạnh và áp đặt cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị theo luật lệ của Washington cho các nước khác, với bên kia là Nga - cản trở lớn nhất đối với tham vọng đó của Mỹ. Do đó bằng mọi thủ đoạn, Mỹ ra sức kiềm chế Nga, không để cho Nga phát triển như một quốc gia có chủ quyền.
Đại tá Lê Thế Mẫu
Các văn kiện về học thuyết, chính sách và chiến lược của Washington kể từ thời Chiến tranh lạnh đến này luôn xác định, dù nước Nga lựa chọn bất kỳ thể chế chính trị nào sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ vẫn tiếp tục chống phá Nga. Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ chọn Ukraina là trọng điểm, đưa Ukraina thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, tiến tới biến Ukraina thành kẻ thù của Nga. Chủ trương chiến lược này của Mỹ xuất phát từ học thuyết địa chính trị của các thế lực cầm quyền ở phương Tây, được thể hiện trong nhận định nổi tiếng của cựu Thủ tướng Đức Otto Von Bismarck: “Chỉ có thể kiềm chế và làm tan rã nước Nga bằng cách tách Ukraina ra khỏi ảnh hưởng của Nga, biến Ukraina thành quốc gia thù địch với Nga. Để làm được điều đó, cần phát hiện, khuyến khích và nuôi dưỡng những kẻ phản bội trong giới thượng lưu của Ukraina, sử dụng họ tuyên truyền, lôi kéo để thay đổi nhận thức của một bộ phận dân chúng quốc gia này đến mức họ ghét cay ghét đắng mọi thứ của Nga, cũng có nghĩa là ghét chính nguồn gốc của chính mình bởi người Nga và người Ukraina cùng chung một nguồn cội”. Zbigniev Brzezinski - nguyên Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cũng đã từng nhận định: “Thiếu Ukraina, nước Nga không thể trở thành cường quốc. Còn giành được quyền kiểm soát Ukraina, Nga tự nhiên sẽ trở thành cường quốc”.
Chính vì thế, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ và Ukraina tuyên bố độc lập vào năm 1991, các cơ quan tình báo của Mỹ đã đưa các lực lượng dân tộc cực đoan của Ukraina đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức chống lại Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trở về đất nước và hình thành nên các tổ chức phát xít mới. Trong số đó, nổi lên tổ chức mang tên “Pravy Sektor” - một chi nhánh của mạng lưới khủng bố bí mật của NATO “Gladio” từ thời Chiến tranh lạnh. Tất cả những tổ chức này đều đi theo tư tưởng của chủ nghĩa phát xít mới, tương tự Đức Quốc xã đã từng gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia quân sự giải thích vì sao Zelensky cần đồng ý với các điều kiện của Matxcơva
Các tổ chức phát xít mới ở Ukraina đã từng đóng vai trò then chốt trong cuộc “cách mạng cam” ở Ukraina năm 2003, đưa nhân vật Yushenko thân Mỹ lên cầm quyền. Chính vì thế, Tổng thống Yushenko đã ký sắc lệnh phong và truy phong “danh hiệu cao quý” cho những kẻ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó có Stepan Bandera-một trong những thủ lĩnh của lực lượng phát xít ở Ukraina trong Chiến tranh thế giới thứ hai được truy tặng danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc Ukraina”.
Trong cuộc bạo loạn dẫn tới cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina trong tháng 02/2014, các lực lượng phát xít mới nhận được sự ủng hộ và tiếp tay của Mỹ và một số nước thành viên NATO đã đóng vai trò nòng cốt. Vì thế, nhiều thành viên của các tổ chức phát xít mới được Tổng thống Poroshenko bổ nhiệm vào nhiều cương vị chủ chốt trong chính quyền Kiev. Trong đó có Arseniy Yatsenyuk - Thủ tướng chính phủ, người từng tuyên bố coi người dân bản địa gốc Nga ở Donbass “không phải là người” mà là “rác sinh học”; Yuri Mikhalchishin - một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của đảng phát xít mới “Svoboda” được bổ nhiệm Phó Giám đốc cơ quan an ninh Ucraina chuyên trách công tác truyền bá tư tưởng phát xít mới. Yevhen Nishchuk - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraina, cho rằng người dân ở Dobass “không có nguồn gốc loài người” và cần phải bị tiêu diệt.
Ngôi làng Bugas được giải phóng ở DNR
Vì thế, chủ trương diệt chủng nhằm vào người Nga đã trở thành quốc sách của chính quyền Kiev. Trong khi đó, Mỹ kiên quyết thực hiện chủ trương kết nạp Ukraina vào NATO. Trong khi chờ đợi hiện thực hóa chủ trương này, Mỹ coi Ukraina là đồng minh ngoài NATO. Vì thế, Mỹ và NATO đã tiến hành hàng chục cuộc tập trận trên lãnh thổ Ukraina với kịch bản chuẩn bị chiến tranh chống Nga. Đây là hiểm họa không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với châu Âu và thế giới.
Theo các tài liệu đã đươc giải mật, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đứng đằng sau ủng hộ toàn diện cho chế độ Đức quốc xã do Hitler đứng đầu để sử dụng chúng phát động Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tiêu diệt Liên Xô và đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc đại suy thoái bắt đầu từ đầu những năm 1930. Hiện nay, mục tiêu chiến lược của Mỹ là biến Ukraina thành lực lượng châm ngòi cho cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu sẽ là “ngọn gió mạnh” dập tắt đám cháy lớn mang tên “cuộc khủng hoảng hệ thống” mà nước Mỹ đang lâm vào. Cuộc khủng hoảng hệ thống này ở Mỹ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.

Biện pháp đáp trả cứng rắn

Theo Đại tá, do đâu Tổng thống Nga V.Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào thời điểm này?
Chúng ta biết rằng, ngày 15/12/2021, Nga chuyển cho Mỹ dự thảo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nga và Hiệp định an ninh NATO - Nga. Trong đó, phía Nga đưa ra nhiều yêu cầu chính đáng nhằm bảo đảm an ninh cho Nga và xây dựng cấu trúc an ninh công bằng, ổn định ở châu Âu. Trong đó, có yêu cầu NATO sẽ không kết nạp Ukraina. Tổng thống Nga V.Putin cho biết, trong quan hệ quốc tế có một nguyên tắc cơ bản là các quốc gia có quyền tự do lựa chọn liên minh nhưng không được để bảo đảm an ninh cho mình mà làm tổn hại tới an ninh của các quốc gia khác.
Trong khi đó, NATO chỉ dựa vào vế đầu của nguyên tắc này là “quyền tự do lựa chọn liên minh” để bác bỏ yêu cầu của Nga không được kết nạp Ukraina vào NATO. Còn Tổng thống V. Zelensky ra sức kêu gọi Mỹ kết nạp Ukraina vào NATO càng sớm càng tốt. Bởi theo ông, Ukraina có đội quân mạnh nhất châu Âu và là lá chắn bảo vệ châu lục này trước “sự xâm lược của Nga”. Thậm chí, Tổng thống V. Zelensky còn tuyên bố, Ukraina sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vladimir Putin
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Mát-xcơ-va ngày 8/2/2022 tại Điện Kremlin, Tổng thống V.Putin nhận định:

“Trong các văn kiện học thuyết và chiến lược của Ukraina hiện nay chính thức xác định chủ trương sẽ thu hồi Crưm bằng biện pháp quân sự. Một khi Ukraina gia nhập NATO và được liên minh này cung cấp vũ khí hiện đại, chính quyền Kiev sử dụng sức mạnh quân sự để đánh chiếm Crưm mà giờ đây là lãnh thổ vĩnh viễn của Nga. Khi đó, Nga sẽ phải đáp trả và đương nhiên sẽ phải chiến đấu chống lại NATO. Liệu đã có ai nghĩ đến tình huống này? Hình như là chưa”.

Tổng thống Nga V.Putin đã từng cảnh báo, nếu Mỹ bác bỏ yêu cầu chính đáng của Mát-xcơ-va là không được kết nạp Ukraina vào NATO, thì Nga sẽ có biện pháp đáp trả. Theo tôi, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina chính là một trong những biện pháp đáp trả đó.

Nga đang cứu thế giới thoát khỏi hiểm họa chiến tranh mới tại châu Âu

Chiến sự diễn ra đến nay đã hơn hơn 10 ngày. Nhìn lại quá trình diễn tiến, Đại tá có nhận định gì về mục tiêu của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina?
Theo tôi, mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina là nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa chính quyền Kiev. Trên cơ sở đó, chặn đứng thảm họa thanh sát sắc tộc đối với người dân Ukraina gốc Nga và người Nga đã từng diễn ra trong 8 năm qua kể từ cuộc đảo chính vi hiến trong tháng 2/2014. Theo Tổng thống Nga V.Putin, trong 8 năm qua đã có 14.000 người dân bị lực lượng phát xít mới sát hại ở Donbass, trong đó có nhiều trẻ em. Những mục tiêu này liên quan và gắn kết với nhau. Trong đó mục tiêu phi quân sự hóa nhằm loại trừ nguy cơ các lực lượng phát xít mới ở Ukraina sử dụng sức mạnh để giành lại quyền kiểm soát đối với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk đã được Nga công nhận.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Ngoại giao Nga: Chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina đang diễn ra theo đúng kế hoạch
Mục tiêu xa hơn của Nga là làm thất bại toan tính của Mỹ và NATO sử dụng lực lượng phát xít mới ở Ukraina để tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” hoặc “qua tay người khác” để chống phá Nga. Theo tuyên bố của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Viachislav Volodin, mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina không chỉ nhằm cứu người dân thoát khỏi thảm họa diệt chủng mà còn là cơ hội duy nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu.
Theo tôi, lịch sử đang được lặp lại: Liên Xô đã từng hy sinh gần 20 triệu người để đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng do Đức Quốc xã gây ra. Hiện nay, Nga đang tiêu diệt chủ nghĩa phát xít mới đang trỗi dậy ở Ukraina để đưa thế giới thoát khỏi hiểm họa một cuộc chiến tranh thế giới mới ở châu Âu.
Sputnik chân thành cảm ơn Đại tá Lê Thế Mẫu đã có những phân tích hết sức sâu sắc!
(Những diễn biến chiến sự trên chiến trường Ukraina sẽ được Đại tá Lê Thế Mẫu bình luận chi tiết trong bài báo tiếp theo. Xin mời quý độc giả chú ý theo dõi).
Thảo luận