“Sau khi kết thúc chiến dịch đặc biệt sẽ xuất hiện những vấn đề không chỉ về sự chung sống của Nga và Ukraina, mà còn về vấn đề chung sống giữa Nga và các nước NATO. Các đối tác châu Âu chính của NATO là Pháp và Đức nhạy cảm hơn với các yêu cầu an ninh của Nga. Điều quan trọng hiện giờ là chiến dịch của Nga sẽ kết thúc như thế nào. Nếu đạt được thỏa hiệp nào đó và Ukraine đồng ý với các điều kiện mà Nga đưa ra, thì việc các nước châu Âu đòi hỏi gì đó từ Nga trong mối quan hệ với Ukraina sẽ không còn có ý nghĩa gì nữa. Ví dụ, việc xem xét lại tình trạng của Crưm: nếu Ukraine công nhận rằng Crưm đã trở thành một phần của Nga vào năm 2014, thì việc trừng phạt Nga vì vấn đề này sẽ là điều lạ. Scholz và Macron đang làm việc để không chỉ giúp ích cho công việc của các hành lang nhân đạo, họ còn hướng tới tương lai, giả định rằng trong một tương lai gần nào đó, phần quân sự của việc này sẽ kết thúc, ”- ông Byshok giải thích.