Đặc biệt, việc hạn chế hoặc cấm xuất khẩu phân bón có thể làm mất cân bằng không chỉ của châu Âu mà toàn bộ thị trường lương thực thế giới, gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá sản phẩm. Nga là một trong 5 nước sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, với 2/3 sản phẩm được xuất khẩu.
Các biện pháp trừng phạt đáp trả của Nga cũng có thể áp dụng đối với những mặt hàng chưa bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của phương Tây: niken, palađi, nhôm, các kim loại và hàng hóa khác.
“Nga chiếm khoảng 10-12% xuất khẩu niken thế giới, 13% titan và 40% palađi. Lệnh cấm xuất khẩu palađi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ô tô châu Âu, vì kim loại này được sử dụng làm chất xúc tác để làm sạch khí thải. Lệnh cấm xuất khẩu niken và coban có thể làm tăng chi phí sản xuất xe điện”, chuyên gia này cho biết
Lệnh trừng phạt chống Nga
Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu hoạt động của Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina. Trong lời kêu gọi gửi tới người Nga, ông đã biện minh cho quyết định này bằng Hiến chương Liên hợp quốc, phê duyệt của Hội đồng Liên bang và các thỏa thuận đã ký trước đó với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk.
Sau đó, các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, một số ngân hàng bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT và một số công ty toàn cầu tuyên bố rút khỏi thị trường Nga.