"Hải quân đã đưa ra cảnh báo kêu gọi các tàu cần quan sát các quả thủy lôi có thể trôi dạt. Điều quan trọng là tất cả tàu thuyền trong khu vực và eo biển phải thiết lập chế độ theo dõi chặt chẽ đối với các quả mìn trôi. Cần phải ngay lập tức phát hiện các quả thủy lôi/vật thể giống mìn trôi dạt, và thông báo ngay cho trung tâm điều phối hoạt động cứu hộ", tờ báo viết.
“Do các dòng chảy bề mặt hướng nam chiếm ưu thế trong các khu vực các cảng Ukraina được liệt kê ở trên, nên không thể loại trừ khả năng thủy lôi trôi vào eo biển Bosphorus và vào sâu hơn nữa các vùng biển của lưu vực Địa Trung Hải ”, bài báo viết.
Ukraina rải thủy lôi
Quy tắc chiến tranh
“Theo công ước có hiệu lực từ năm 1910, các loại mìn có thể đứt dây cáp bị cấm sử dụng. Không quốc gia nào có thể đặt các quả thủy lôi theo cách có thể gây ra mối đe dọa cho hàng hải và các tuyến thương mại quốc tế, nếu không, quốc gia đó có nghĩa vụ xây dựng cơ chế phòng ngừa tuyệt đối cho các loại mìn này. Chúng ta nói về cơ chế tự hủy và ngăn chặn sự cố phát nổ trong một thời gian nhất định sau khi mìn bị tách khỏi cáp. Nếu chúng ta giả định cơ chế này không được kích hoạt, thì có một mối đe dọa thực sự của việc đứt cáp. Để ngăn chặn, lực lượng hải quân chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình”.
Rủi ro đối với tàu chở dầu
“Năm 2008-2009, tôi là chỉ huy lực lượng rà phá bom mìn của hạm đội. Thổ Nhĩ Kỳ có mọi khả năng để tự mình loại bỏ những mối đe dọa như vậy trong thời gian rất ngắn. Một số phương tiện truyền thông hiện đang nói về khả năng lực lượng xử lý bom mìn NATO tiến vào Biển Đen. Điều này không cần thiết».