https://kevesko.vn/20220324/cuu-do-doc-tho-nhi-kythuy-loi-ukraina-gay-ramoi-de-doa-cho-phia-tay-bien-den-va-eo-bosporus-14378978.html
Cựu đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ: thủy lôi Ukraina gây ra mối đe dọa cho phía tây Biển Đen và eo Bosporus
Cựu đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ: thủy lôi Ukraina gây ra mối đe dọa cho phía tây Biển Đen và eo Bosporus
Sputnik Việt Nam
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các tàu thuyền cần theo dõi các quả thủy lôi trôi dạt sau khi FSB của Nga cho biết việc Ukraina rải mìn trên tuyến đường tiếp... 24.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-24T18:50+0700
2022-03-24T18:50+0700
2022-03-24T18:52+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
quan điểm-ý kiến
ukraina
lnr
dnr
donbass
donetsk
vladimir zelensky
nga
vladimir putin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/92/45/924585_0:350:3019:2048_1920x0_80_0_0_7487367a5578374cf379aa11ddeaf13c.jpg
Trước đó, FSB cho biết Hải quân Ukraina, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt, đã rải khoảng 420 quả thủy lôi trên các hướng tiếp cận cảng Odessa, Ochakov, Chernomorsk và Yuzhny.Ukraina rải thủy lôiUkraina được cho là đã triển khai các loại thủy lôi của những năm 1940 YaM (mỏ neo) và YaRM (mỏ neo trên sông) ở những khu vực này.Chuẩn Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu Cem Gürdeniz bình luận về tình hình xung quanh các vùng biển bị đặt mìn, và mối đe dọa mà chúng gây ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.Quy tắc chiến tranhNhắc lại các quy định của Công ước La Hay Quốc tế về Quy tắc Chiến tranh, ông nhấn mạnh:Nói về rủi ro mà các thủy lôi này có thể gây ra cho Thổ Nhĩ Kỳ, Gürdeniz lưu ý dòng chảy trong khu vực là ngược chiều kim đồng hồ. Tức là từ đông sang tây. Do đó, chúng ta đang nói về những quả thủy lôi trôi dạt, nếu sức gió rất mạnh, có thể di chuyển đến gần bờ biển của Romania và Bulgaria.Rủi ro đối với tàu chở dầuTheo Gürdeniz, các tàu chở dầu trên tuyến Novorossiysk-Istanbul và các tàu chạy trên tuyến Kestence-Istanbul có thể gặp rủi ro cao nhất. Kết luận, Gürdeniz nhấn mạnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng rà phá bom mìn tiên tiến nhất trong số các thành viên NATO: Điều khiến tôi lo lắng nhất là Ukraina sẽ rà phá 420 quả thủy lôi trong tương lai như thế nào, vì nước này không có lực lượng tìm kiếm và thu hồichúng. Do đó, tôi tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với các nước láng giềng Biển Đen, sẽ phải đưa ra một sáng kiến nhằm làm sạch hoàn toàn Biển Đen khỏi các quả thủy lôi, ông kết luận.
https://kevesko.vn/20220319/tu-dau-chien-dich-dac-biet-ukraina-da-cai-dat-khoang-420-qua-thuy-loi-tren-duong-vao-hai-cang-14302746.html
https://kevesko.vn/20220324/chuyen-gia-tin-gia-ukraina-ve-chien-dich-dac-biet-cua-nga-vo-ly-den-muc-da-thanh-chuyen-dua--14366396.html
https://kevesko.vn/20220324/dien-kremlin-nga-co-dong-minh-trong-eu-do-la-nhung-nuoc-co-lap-truong-tinh-tao-hon-14376835.html
ukraina
lnr
dnr
donbass
donetsk
biển đen
thổ nhĩ kỳ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/92/45/924585_10:0:2741:2048_1920x0_80_0_0_a278a5b08388456f0f686dfe4c4e0b38.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, ukraina, lnr, dnr, donbass, donetsk, vladimir zelensky, nga, vladimir putin, nato, biển đen, thổ nhĩ kỳ
quan điểm-ý kiến, ukraina, lnr, dnr, donbass, donetsk, vladimir zelensky, nga, vladimir putin, nato, biển đen, thổ nhĩ kỳ
Cựu đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ: thủy lôi Ukraina gây ra mối đe dọa cho phía tây Biển Đen và eo Bosporus
18:50 24.03.2022 (Đã cập nhật: 18:52 24.03.2022) Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các tàu thuyền cần theo dõi các quả thủy lôi trôi dạt sau khi FSB của Nga cho biết việc Ukraina rải mìn trên tuyến đường tiếp cận các cảng ở khu vực Biển Đen.
"Hải quân đã đưa ra cảnh báo kêu gọi các tàu cần quan sát các quả thủy lôi có thể trôi dạt. Điều quan trọng là tất cả tàu thuyền trong khu vực và eo biển phải thiết lập chế độ theo dõi chặt chẽ đối với các quả mìn trôi. Cần phải ngay lập tức phát hiện các quả thủy lôi/vật thể giống mìn trôi dạt, và thông báo ngay cho trung tâm điều phối hoạt động cứu hộ", tờ báo viết.
Trước đó, FSB cho biết Hải quân Ukraina, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt, đã rải khoảng 420 quả thủy lôi trên các hướng tiếp cận cảng Odessa, Ochakov, Chernomorsk và Yuzhny.
“Do các dòng chảy bề mặt hướng nam chiếm ưu thế trong các khu vực các cảng Ukraina được liệt kê ở trên, nên không thể loại trừ khả năng thủy lôi trôi vào eo biển Bosphorus và vào sâu hơn nữa các vùng biển của lưu vực Địa Trung Hải ”, bài báo viết.
Ukraina được cho là đã triển khai các loại thủy lôi của những năm 1940 YaM (
mỏ neo) và YaRM (mỏ neo trên sông) ở những khu vực này.
Chuẩn Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu Cem Gürdeniz bình luận về tình hình xung quanh các vùng biển bị đặt mìn, và mối đe dọa mà chúng gây ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Thủy lôi YaM mang theo 20 kg thuốc nổ, có thể đặt ở độ sâu 50 mét. Những quả mìn này được sử dụng để phá hoại phần chìm dưới nước của những con tàu đi qua chạm vàochúng. Mìn loại YaRMnhỏ hơn và chứa 4 kg thuốc nổ, được đặt ở vùng nước nông. Tất nhiên, thủy lôi mỏ neo là mối đe dọa chính vì cơ chế hoạt động dưới nước của chúng. Tùy thuộc vào độ sâu, chúng được nâng lên bằng cáp thép, nhưng nếu cáp bị đứt khi có bão hoặc dòng chảy mạnh, chúng sẽ có nguy cơ bị dịch chuyển và trôi dạt. Sau khi đứt cáp, thủy lôi di chuyển dọc theo bề mặt giống như một vật thể trôi. Tất nhiên, khi đặt mìn, ngay cả vì mục đích quốc phòng, cũng phải thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặnviệc đứt dây và trôi dạt của chúng ”, ông Gürdeniz nói.
Nhắc lại các quy định của Công ước La Hay Quốc tế về Quy tắc Chiến tranh, ông nhấn mạnh:
“Theo công ước có hiệu lực từ năm 1910, các loại mìn có thể đứt dây cáp bị cấm sử dụng. Không quốc gia nào có thể đặt các quả thủy lôi theo cách có thể gây ra mối đe dọa cho hàng hải và các tuyến thương mại quốc tế, nếu không, quốc gia đó có nghĩa vụ xây dựng cơ chế phòng ngừa tuyệt đối cho các loại mìn này. Chúng ta nói về cơ chế tự hủy và ngăn chặn sự cố phát nổ trong một thời gian nhất định sau khi mìn bị tách khỏi cáp. Nếu chúng ta giả định cơ chế này không được kích hoạt, thì có một mối đe dọa thực sự của việc đứt cáp. Để ngăn chặn, lực lượng hải quân chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình”.
Nói về rủi ro mà các thủy lôi này có thể gây ra cho Thổ Nhĩ Kỳ, Gürdeniz lưu ý dòng chảy trong khu vực là ngược chiều kim đồng hồ. Tức là từ đông sang tây. Do đó, chúng ta đang nói về những quả thủy lôi trôi dạt, nếu sức gió rất mạnh, có thể di chuyển đến gần bờ biển của Romania và Bulgaria.
“Tôi tin rằng xác suất xuất hiện của mìn lớn nhất là ở phía tây Biển Đen và eo biển Bosphorus, từ Thrace. Cũng cần nhấn mạnh luồng gió ở đây sẽ thay đổi tùy theo quy mô của gió bão. Chúng ta đang nói về khoảng cách hơn 400 dặm. Ngay cả khi tốc độ mìn trôi dạt ở đây dưới tác động của gió và dòng chảy là 0,5 dặm - 1 dặm một giờ, thì cũng cần nhiều thời gian để chúng xuất hiện ở phía nam”, chuyên gia nói.
Rủi ro đối với tàu chở dầu
Theo Gürdeniz, các tàu chở dầu trên tuyến
Novorossiysk-Istanbul và các tàu chạy trên tuyến Kestence-Istanbul có thể gặp rủi ro cao nhất.
“Giao thông đông đúc ở khu vực này. Do đó, các tàu tiếp cận Bosporus từ phía đông, trở về từ phía tây Biển Đen qua tuyến đường phía nam, cần phải cảnh giác cao nhất. Các tàu đánh cá Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên, cũng cần phải cẩn thận. Nhưng nói chung, tôi cho rằng cực kỳ khó xảy ra kịch bản thủy lôi đứt dây trôi dạt qua một vùng biển rộng lớn sẽ lọt vào Địa Trung Hải qua eo biển Bosphorus».
Kết luận, Gürdeniz nhấn mạnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng rà phá bom mìn tiên tiến nhất trong số các thành viên NATO:
“Năm 2008-2009, tôi là chỉ huy lực lượng rà phá bom mìn của hạm đội. Thổ Nhĩ Kỳ có mọi khả năng để tự mình loại bỏ những mối đe dọa như vậy trong thời gian rất ngắn. Một số phương tiện truyền thông hiện đang nói về khả năng lực lượng xử lý bom mìn NATO tiến vào Biển Đen. Điều này không cần thiết».
Điều khiến tôi lo lắng nhất là Ukraina sẽ rà phá 420 quả thủy lôi trong tương lai như thế nào, vì nước này không có lực lượng tìm kiếm và thu hồichúng. Do đó, tôi tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với các nước láng giềng Biển Đen, sẽ phải đưa ra một sáng kiến nhằm làm sạch hoàn toàn Biển Đen khỏi các quả thủy lôi, ông kết luận.