Thủ tướng Nhật về hưu mơ về vũ khí hạt nhân
Trong tình hình quốc tế hiện nay, chính phủ Nhật Bản đã tuân thủ nghiêm túc Washington khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trên mọi phương diện, Tokyo đều có quan điểm thù địch với Nga. Nhiều khả năng điều này sẽ được phản ánh trong Chiến lược An ninh Quốc gia sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Theo đánh giá của một số chuyên gia, trong tài liệu quan trọng này, Nga sẽ được coi là "mối đe dọa" đối với Nhật Bản.
Dư luận ồn ào trước tuyên bố của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc áp dụng nguyên tắc "hạt nhân hóa" («nuclear charing») các đảo của Nhật Bản, vốn phổ biến ở các nước NATO. Nguyên tắc này ngụ ý Hoa Kỳ có thể triển khai vũ khí hạt nhân của mình trên các đảo của Nhật Bản, sử dụng cho việc phòng thủ chung Nhật Bản. Shinzo Abe đưa ra tuyên bố này khi tham gia một cuộc hội thảo trên kênh truyền hình Fuji Television Network, hảo luận về tình hình Ukraina.
Công bằng mà nói, đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Abe lên tiếng ủng hộ vũ khí hạt nhân. Ông đã bày tỏ suy nghĩ tương tự vào năm 2002, khi ông còn chưa làm thủ tướng. Và khi Abe trở thành thủ tướng, ông không mệt mỏi nói về việc biến Nhật Bản thành một quốc gia “bình thường”, tức là có lực lượng vũ trang hùng mạnh, không bị giới hạn bởi điều khoản hòa bình trong Hiến pháp. Điều nguy hiểm là Nhật Bản, một quốc gia có công nghệ cao, có thể tạo ra bom nguyên tử của riêng mình chỉ trong vài ngày.
Tuyên bố về hạt nhân của Abe đã bị Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida và người đứng đầu quân đội Nhật Bản Nabuo Kishi bác bỏ. Lãnh đạo Đảng Dân chủ Lập hiến đối lập Kenta Izumi cũng chỉ trích quan điểm của Thủ tướng Abe.
Nhưng theo các hướng khác, quá trình hướng tới việc đặt Nhật Bản sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu vẫn tiếp tục ngay cả sau khi Shinzo Abe từ chức. Vào tháng 12 năm 2021, ngân sách quốc phòng chưa từng có gần 50 tỷ đô la đã được thông qua. Nhật Bản đã không cho phép mình chi tiêu nhiều như vậy cho các nhu cầu quân sự trong tám năm qua!
Các sự kiện ở Ukraina được chính quyền Nhật Bản sử dụng để tiếp tục đi vào con đường quân sự hóa. Trong những ngày này, các cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với các tàu Hải quân và máy bay Không quân Mỹ đã được tổ chức rầm rộ. Một ví dụ khác về hợp tác quân sự giữa Washington và Tokyo: mới đây Nhật Bản đã gửi thiết bị quân sự đến Ukraina, sử dụng máy bay của Không quân Hoa Kỳ.
Bất chấp luật lệ và suy nghĩ lành mạnh
Cách hành xử của các chính trị gia Nhật Bản khi nắm quyền thật đáng ngạc nhiên. Họ từ lâu đã vi phạm điều khoản hòa bình trong hiến pháp đất nước, trong đó tuyên bố từ chối sử dụng chiến tranh như một cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế và thành lập các lực lượng mặt đất, hải quân và không quân của riêng mình. Ngoài ra, luật pháp Nhật Bản cấm xuất khẩu vũ khí do Nhật Bản sản xuất đến các khu vực có xung đột vũ trang.
Đối với tham vọng hạt nhân của Shinzo Abe và một số chính trị gia Nhật Bản khác, tạ ơn Chúa, phần lớn người dân Nhật Bản ghi nhớ ba nguyên tắc phi hạt nhân hóa đã được quốc hội Nhật Bản thông qua vào cuối những năm 1960: không sản xuất, không sở hữu, hoặc không cho phép đặt vũ khí hạt nhân.
Theo con đường quân sự hóa, Nhật Bản có thể trở thành mối đe dọa đối với các nước láng giềng, và điều này tiềm ẩn những cuộc đụng độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn những gì đã xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.