Tự lực tự cường là sách lược thông tuệ của Việt Nam

Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, trong thế giới ngày nay đầy biến động, xung đột chính trị, tự chủ - tự lực – tự cường chính là sự lựa chọn thông tuệ, giúp Việt Nam không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào, phát triển vững bền trên chính đôi chân, sức mạnh của mình.
Sputnik
Để đảm bảo độc lập, tự chủ về kinh tế, Việt Nam cần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, có khả năng thích ứng với các biến động kinh tế và các cú sốc bên ngoài, chủ động hội nhập, đa dạng, đa phương hóa quan hệ.

Sự lựa chọn thông tuệ

Việt Nam tự lực tự cường, đó là sự lựa chọn thông tuệ.
Tại cuộc toạ đàm với chủ đề “Tự lực, tự cường – tạo đà phục hồi kinh tế - xã hội và phát triển trong hội nhập do Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, các chuyên gia đã đề cập đến sách lược thông tuệ của Việt Nam – phát huy ý chí tự lực tự cường để vừa bảo vệ vững chắc nền độc lập, vừa có nền tảng vững chắc mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế.
Thế giới ngày nay, như chúng ta thấy, đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xung đột căng thẳng chính trị - những quốc gia hôm nay là bạn – là anh em, ngày mai có thể có biến cố - chưa kể cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng tăng, các mối đe doạ an ninh phi truyền thống ngày càng lớn.
Trữ lượng dầu khí Việt Nam xếp thứ 26 thế giới, PVN là trụ đỡ nền kinh tế
Do đó, việc xác định xây dựng một quốc gia mạnh về tiềm lực quốc phòng, giàu về kinh tế, trí tuệ, sự sáng tạo, kết nối, sẵn sàng làm bạn, làm đối tác của tất cả các nước và lựa chọn chính sách đường lối tự lực tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của chính dân tộc mình và tranh thủ sự đồng thuận của bên ngoài củng cố, nâng cao sức mạnh nội tại, là lựa chọn thông tuệ và cần thiết trên chính trường thế giới ngày nay.
Chỉ có tự lực tự cường mới có thể giúp dân tộc Việt Nam tạo dựng cơ đồ, vị thế quốc gia vững mạnh, giá trị tiếng nói được nâng cao và không phải e sợ hay phụ thuộc vào bất cứ cường quốc nào.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định:
“Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Theo Tổng Giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ, trong một thế giới đầy biến động, tự lực, tự cường gắn liền với việc phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Tự lực, tự cường để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
“Tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc xây đắp nên bằng ý chí tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh của mỗi cá nhân và trong từng tập thể, phát huy trí tuệ và sức sáng tạo vô tận của người Việt Nam”, ông Đỗ Tiến Sỹ nhấn mạnh.

Không phụ thuộc vào bất cứ nước nào

PGS.TS Hà Văn Hội, Trưởng khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu cho biết, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu toàn cầu, đặc biệt với nhiều đối tác chủ chốt, như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc.
WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”
Do đó, theo ông Hội, đất nước sẽ phải đối mặt với nhiều tác động, thách thức từ sự giảm sâu của tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới.
“Vì vậy, thích ứng với sự chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới, chủ động tham gia quá trình định hình những “luật chơi” mà vẫn giữ vững độc lập, tự chủ là một yêu cầu cấp thiết”, chuyên gia nhận định.
Theo PGS.TS Hội, khi sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, cần cân nhắc thận trọng trong quá trình thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại (FTA), bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo chuyên gia, quán triệt đường lối độc lập, tự chủ về kinh tế trong hội nhập quốc tế, cần khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào bên ngoài, cách tiếp cận chỉ nhìn cục bộ, trước mắt, không thấy tổng thể và lâu dài.
“Đặc biệt, cần phải kiên quyết chống lợi ích nhóm làm tổn hại lợi ích quốc gia”, PGS.TS Hội nêu rõ.
Ông Hội nhấn mạnh, cần đa dạng hóa nguồn lực, cân bằng chiến lược phát triển với các đối tác khác nhau trên cơ sở đảm bảo tính chủ động, tự quyết.
“Không phụ thuộc vào bất cứ đối tác nào”, giảng viên của Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định.
Cùng với đó, PGS.TS Hội cũng cho rằng, khi tham gia FTA cũng đặt ra những thách thức lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh
Do đó, theo ông Hội, việc sửa đổi, cập nhật hệ thống chính sách, pháp luật về kinh tế phải có lộ trình, bước đi thận trọng, để vừa củng cố độc lập, tự chủ, vừa hội nhập quốc tế thành công.
PGS.TS Hà Văn Hội cũng đề xuất, ngoài việc tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường toàn cầu, cần tranh thủ những ngành công nghệ có thể đem lại hiệu quả, chất lượng cao, phát triển công nghiệp phụ trợ, chủ động nguồn lực từ trong nước thông qua thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc tiếp nhận đầu tư có chọn lọc. Không thể đánh đổi bằng mọi giá.
“Không thể vì phát triển mà thu hút FDI với bất cứ giá nào làm ảnh hưởng tới an ninh và chủ quyền quốc gia”, PGS.TS Hà Văn Hội nói.
Trong bối cảnh đang hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, PGS.TS. Hà Văn Hội nhấn mạnh kiến nghị rằng, Việt Nam thực thi các nguyên tắc cơ bản là chủ động, bản lĩnh và chọn lọc để giữ được độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế phải quán triệt tư tưởng độc lập, tự chủ kinh tế trong điều kiện mới, vừa theo kịp xu thế chung, vừa bảo đảm kinh tế nội địa phát triển vững chắc, phục vụ tốt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh

PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá, với chủ trương, đường lối và chính sách đúng đắn trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thu được những thành tựu kinh tế to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Cụ thể, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện.
Dự báo của Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ lặp lại kỳ tích từng khiến thế giới bất ngờ?
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ, tham gia vào WTO và nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, hiện vẫn còn một số hạn chế trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
“Đó là dù có nhiều cải thiện, năng lực nội sinh và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn lưu ý.
Chuyên gia cũng nêu những vấn đề vốn được nhắc nhiều thời gian qua như đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, chưa tạo ra được đột phá để thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, Việt Nam chưa tận dụng hiệu quả các cơ hội có được từ hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng còn có biểu hiện lúng túng, bị động trong bảo hộ sản xuất trong nước.
Cũng như ý kiến của PGS.TS Hà Văn Hội, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn cho rằng, thương mại quốc tế của Việt Nam còn phụ thuộc vào một số khách hàng, đối tác lớn, tạo ra những rủi ro khi có vấn đề với các thị trường, đối tác này.
“Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP lớn nên dễ chịu tác động bởi các cú sốc, các biến động kinh tế thế giới trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng diễn biến phức tạp”, ông Toàn nêu.
Nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn nước ngoài. Theo chuyên gia, đây là khu vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và cân đối cán cân thương mại.
Trong khi đó, liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước còn yếu kém, lan tỏa công nghệ, tri thức của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài còn thấp.
‘Lốc xoáy’ Covid-19, giá cả tăng phi mã, rủi ro lạm phát với nền kinh tế Việt Nam
Chuyên gia nhấn mạnh rằng, thế giới hiện đang có sự biến chuyển nhanh chóng dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, toàn cầu hóa, xung đột địa chính trị và các thách thức an ninh phi truyền thống.
Do đó, để đảm bảo độc lập, tự chủ về kinh tế, Việt Nam phải kiên định về đường lối, chiến lược phát triển, đó là: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, có khả năng thích ứng với các biến động kinh tế và các cú sốc bên ngoài; chủ động hội nhập, đa dạng, đa phương hóa quan hệ.
Theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Việt Nam làm bạn với tất cả các nước theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
“Đồng thời, để giữ vững độc lập, tự chủ, càng cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ, tranh thủ tốt các thể chế kinh tế đa phương, tránh rủi ro phụ thuộc vào một quốc gia, một thị trường”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn nhắc lại.

Để Việt Nam hùng cường

PGS.TS Vũ Minh Khương, Giáng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) trình bày quan điểm rằng, tự lực tự cường là ý thức và phương châm không ngừng nâng cao sức mạnh nền tảng và cốt lõi của dân tộc trong nỗ lực phát triển.
Ông Khương nhấn mạnh, bài học của Singapore chính là tính bền vững và khả năng chống chịu, sức mạnh của quốc gia được tạo nên từ những giá trị kế thừa của phần còn lại của thế giới.
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Theo chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước những vận hội rất lớn để viết lên một trang sử mới rất vẻ vang cho dân tộc mình. PGS.TS. Minh Khương cho rằng, Việt Nam có thể khai thác tối đa sức mạnh cộng hưởng với nguồn lực toàn cầu thông qua chiến lược thông tuệ và nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
“Phải nắm bắt xu thế thời đại đi đầu trong dòng chảy đổi mới, phải làm sao để chúng ta trở thành ngọn hải đăng để phần còn lại của thế giới thấy rằng chúng ta đi đến phồn vinh như thế nào, hội nhập với thế giới tốt như thế nào và nắm bắt khoa học công nghệ sẽ đi nhanh như thế nào”, PGS.TS. Minh Khương phát biểu.
Lý giải sâu về chiến lược thông tuệ, ông Khương nhấn mạnh, điều này còn thể hiện qua sự khai thác tối đa sức mạnh cộng hưởng: “1+1 phải bằng 11 chứ không phải chỉ bằng 2 hoặc bé đi.
“Đây là một sự cộng hưởng mà người Việt Nam trong gần 4 thập kỷ đổi mới vừa qua đã chứng minh rằng chúng ta có tính cộng hưởng rất cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa phát huy được hết sự cộng hưởng này”, chuyên gia nói và lưu ý cần phát huy trong thời gian tới.
Đặc biệt, PGS.TS Vũ Minh Khương cũng nhấn mạnh, chiến lược thông tuệ còn là luôn luôn phải tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại để nắm bắt công nghệ, kinh nghiệm của thế giới.
Theo đó, người dân nỗ lực học hỏi, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại và kinh nghiệm phát triển hay nhất của thế giới, nêu cao ý thức trong xây dựng năng lực kiến tạo giá trị của toàn xã hội, đặc biệt về thể chế, con người và văn hóa trong một thế giới hiện đại.
Thảo luận