WB lo rủi ro từ quan hệ Nga – Ukraina, chuyên gia nói kinh tế Việt Nam “đủ nguồn lực mạnh”

© Ảnh : Đinh Văn Nhiều-TTXVNCông ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch
Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thực hiện linh hoạt giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Đăng ký
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank/WB) đánh giá, nền kinh tế Việt Nam cho thấy khả năng chống chịu tốt và đang phục hồi, lạm phát được kiềm chế, nhưng rủi ro cần tính đến là số ca mắc Omicron tăng nhanh cũng như diễn biến xung quanh tình hình Nga – Ukraina.
Bên cạnh đó, World Bank cũng cảnh báo cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam “có xu hướng xấu đi”.
Tuy vậy, theo TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, kinh tế Việt Nam có nhiều nguồn lực đủ mạnh để ứng phó với những cú sốc bên ngoài.

World Bank: Lạm phát tại Việt Nam vẫn được kiềm chế

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 3 của Ngân hàng (World Bank – WB) tiếp tục khẳng định lạm phát tại Việt Nam “vẫn được kiềm chế” mặc dù giá nhiên liệu tăng có thể kéo theo giá nguyên liệu đầu vào lẫn giá cả hàng hóa khác tăng cao.
Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam chỉ tăng 1,4% (so với cùng kỳ năm trước), mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
World Bank: Kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, đứng thứ 8 thế giới
Trước đó trong báo cáo tháng 1, World Bank cũng giữ vững niềm tin với nền kinh tế Việt Nam bằng đánh giá lạm phát của đất nước vẫn trong tầm kiểm soát.
“Điểm nóng” được quan tâm nhiều nhất là giá xăng dầu –tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm tăng chi phí giao thông, và kéo đà tăng giá tiêu dùng lên cao hơn.
Tuy nhiên, WB cho biết, giá lương thực, thực phẩm ở thị trường Việt Nam tương đối ổn định so với một năm trước nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu.
Như Sputnik đã thông tin, số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trong tháng 2 vừa qua cho thấy, CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Lạm phát cơ bản tháng 2 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng năm nay tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngân hàng HSBC tháng rồi cũng đã nâng dự báo mức lạm phát bình quân của Việt Nam năm nay lên 3% so với con số ban đầu chỉ là 2,7%. HBSC lo ngại lạm phát tiếp tục gia tăng khi lạm phát nhiên liệu còn hiện hữu, trên đà tăng, đẩy số liệu tháng 1 lên 1,9% so với cùng kỳ.
Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới
Mặc dù vậy, HSBC vẫn giữ cái nhìn bình thản và lạc quan về lạm phát của Việt Nam, theo đó, đây sẽ không phải mối lo lớn của nền kinh tế.
Theo HSBC, mức lạm phát dự báo 3% không cho thấy một rủi ro đáng kể cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4% của Chính phủ đề ra.
© AFP 2023 / ISAAC LAWRENCEHSBC tại Hồng Kông
HSBC tại Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
HSBC tại Hồng Kông

Cán cân thương mại có xu hướng xấu đi

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 3 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, các hoạt động kinh tế tại Việt Nam tiếp tục đà phục hồi đáng khích lệ.
Điển hình như, tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước) từ 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1, cho thấy sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo.
Dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Dầu khí, kinh tế Việt Nam trong căng thẳng Nga - Ukraina
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1.
WB cho hay, cân đối ngân sách nhà nước ghi nhận thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 và 4,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022.
World Bank  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
World Bank
Thu ngân sách tháng 2 tăng 5,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi chi ngân sách tăng 6,1% (so với cùng kỳ năm trước) nhờ cải thiện tình hình thực hiện chương trình đầu tư công. Nhờ đó, tổng thu ngân sách của Chính phủ trong hai tháng đầu năm đã đạt 22,9% dự toán.
Tuy nhiên, theo WB, điều này cho thấy tác động của các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa được thể hiện rõ trong kết quả thu ngân sách.
Chính phủ cũng đã chi 12,8% kế hoạch được giao. Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện đáng kể, đạt 8,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5,1% cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tại báo cáo này, World Bank cảnh báo cán cân thương mại hàng hóa đang có xu hướng xấu đi.
“Trong tháng 2, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3%. Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2”, Ngân hàng Thế giới chỉ rõ.
Bên cạnh đó, World Bank nhận định, căng thẳng Nga - Ukraina đã làm gia tăng tính bất định về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, gây ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 'vượt xu hướng' trong năm 2022
Do đó, World Bank khuyến nghị cơ quan chức năng của Việt Nam nên khuyến khích các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của xuất khẩu Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới lưu ý, giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
“Do đó, (Việt Nam) cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước”, World Bank lưu ý.

Về tình hình thu hút FDI và tài khóa

Theo WB, vốn FDI đăng ký giảm, trong khi vốn FDI thực hiện tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 2, thấp hơn 15,9% so với một năm trước.
Bên cạnh đó, hầu hết vốn đăng ký đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất. Số vốn này bao gồm 2 dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản và điện tử, mỗi dự án trị giá hơn 900 triệu USD.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp.
Theo Ngân hàng Thế giới, nhu cầu tín dụng vẫn cao sau Tết Nguyên đán. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 2, giảm nhẹ so với 16,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng vẫn ở mức cao. Do đó, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được duy trì ở mức 2,56%/năm tại thời điểm cuối tháng 2, so với mức 2,42%/năm cuối tháng 1 và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cuối tháng 12/2021.
Kho bạc Nhà nước đã phát hành 412 triệu USD trái phiếu chính phủ bằng nội tệ trong tháng 2, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành lên 1,4 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, tương đương 8,1% kế hoạch.
Tất cả trái phiếu đã phát hành đều có kỳ hạn dài (ít nhất 10 năm). Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí huy động vốn ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp ổn định ở mức 2,12% vào cuối tháng 2.
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Trong báo cáo của mình, theo Ngân hàng Thế giới, số ca mắc Covid-19 mới tăng vọt khi người dân đi làm trở lại sau Tết Nguyên đán, làm các chỉ số di chuyển giảm.
Đồng thời, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, nhưng có thể chưa phản ánh hết ảnh hưởng của làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đến sản xuất.
“Khi số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng, tiếp tục tiêm liều vaccine tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng”, WB lưu ý.

Việt Nam đủ nguồn lực mạnh để ứng phó với những cú sốc

Theo quan điểm của TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trao đổi với Bizlive, bàn về diễn biến giá cả hàng hóa leo thang, nhất là cú sốc giá năng lượng, giá xăng dầu, gây áp lực lên lạm phát Việt Nam, khẳng định, Việt Nam có nhiều nguồn lực đủ mạnh để ứng pho với những cú sốc bên ngoài.
Theo ông Phước, chắc chắn năm nay lạm phát tăng cao. Với lượng tiền hai năm qua được bơm ra để cứu kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Lạm phát toàn cầu được dự báo khoảng 6%, thậm chí vượt hơn mức này. Tăng trưởng kinh tế thế giới trước đây dự báo khoảng 3,9%, hiện nay điều chỉnh còn khoảng 3,4%.
Tòa nhà Fitch Ratings ở New York. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Dự báo của Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ lặp lại kỳ tích từng khiến thế giới bất ngờ?
Bên cạnh đó, việc đứt gãy chuỗi cung ứng các năm rồi là ghê gớm. Xung đột quân sự giữa Nga - Ukraina gây thêm những cản trở để nối lại sự đứt gãy chuỗi cung ứng đó. Đây cũng là một áp lực lên thị trường hàng hóa thế giới.
Về phần Việt Nam, nền kinh tế có độ mở lớn, xuất nhập khẩu gấp đôi GDP, như vậy thẩm thấu, tác động ở thế giới là dễ hiểu. Mặt bằng giá tăng cao tạo nên các áp lực về tăng lạm phát của Việt Nam.
Ước tính giá xăng tăng lên 10% sẽ tác động khoảng 0,4% lạm phát trong nước. Dù lạm phát không chỉ tính trên giá xăng dầu mà tính trên nhiều mặt hàng nhưng xăng dầu vẫn đóng một vai trò quan trọng. Vì giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giao thông vận tải, vận chuyển lưu thông hàng hóa.
“Lạm phát tại Việt Nam chắc sẽ tăng lên. Có nhiều ý kiến tăng lên cao. Tôi cho rằng, năm 2021 lạm phát trong nước là 1,84%, năm nay ước tính lạm phát khoảng 3,5-3,8%, kiềm chế dưới 4%”, chuyên gia phân tích.
Theo TS. Phước, Việt Nam với dự báo lạm phát khoảng 3,5-3,8%, phụ thuộc vào giá xăng dầu nhưng đồng thời lạm phát ở Việt Nam còn phụ thuộc cách thức điều hành thị trường. Ví dụ thị trường xăng dầu, nhà nước có cơ chế chính sách bình ổn, rồi các sản phẩm dịch vụ công như y tế, giáo dục, giao thông cũng có những chính sách khác.
Đánh giá về sức chống chịu của Việt Nam với những cú sốc bên ngoài, TS. Trương Văn Phước cho rằng, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong bình ổn thị trường, về điều hành kinh tế vĩ mô.
“Trong những năm cuối thập niên 80 đầu 90 lạm phát là 700%, hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng chúng ta ứng phó được”, ông Phước dẫn chứng.
Tuy nhiên, bài toán về thị trường xăng dầu cần phải điều chỉnh lại, có chính sách phù hợp hơn để không tác động mạnh tới lạm phát, ngoài ra, đừng để giá lương thực thực phẩm của Việt Nam cuốn theo nông sản của thế giới.
“Chúng ta có kinh nghiệm để làm mềm hóa đi các áp lực từ các cú sốc về cung ở bên ngoài tác động vào thị trường nội địa của Việt Nam”, TS. Trương Văn Phước nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, cần có thái độ thận trọng, khách quan khi nhìn nhận mọi biến cố kinh tế, chính trị của thế giới – đừng để nước tới chân mới nhảy - luôn chặt chẽ, không chủ quan, phải luôn luôn cập nhật, đặt ra các kịch bản, mục tiêu với hệ thống các giải pháp đi kèm.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Cụ thể, theo ông Phước, phải tính kỹ, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao thì chúng ta điều hành thị trường xăng dầu trong nước như thế nào, nếu giá xăng dầu xuống dưới 100 USD thì sao? Nếu Fed tăng lãi suất nhiều, tác động tới tỷ giá thì sao, nếu tăng chậm tăng ít thì sao? Nếu mặt hàng nông sản thế giới đứt gãy nguồn cung ứng thì chúng ta tạo ra cung trong thị trường như thế nào? Nếu những mặt hàng kim loại cơ bản tăng thì xem sản xuất trong nước ra sao?...
Ông Phước cũng nêu quan điểm, “đừng xem lạm phát là con ngáo ộp” và dự báo lạm phát 3,5-3,8%, nhưng nếu như vì những nhân tố ghê gớm của thế giới khiến lạm phát Việt Nam lên 4-4,5% cũng không phải là một thảm họa với nền kinh tế.
“Tôi nhắc lại, chúng ta phải chặt chẽ, không chủ quan lơ là, không để bị động bất ngờ. Tôi tin kinh tế Việt Nam ổn định vì chúng ta có nhiều nguồn lực đủ mạnh để ứng phó với những cú sốc bên ngoài”, TS. Trương Văn Phước nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала