Vấn đề với phần cứng: Có đe dọa gì từ chuyện khan hiếm linh kiện máy tính

Nền kinh tế Nga đang hứng chịu áp lực trừng phạt chưa từng có, trong đó có cả lĩnh vực CNTT. Nhiều công ty và các chi nhánh của họ bị mất nguồn cung cấp phần cứng máy tính. Liệu có cách giải quyết nào chăng – bài viết của Sputnik phân tích vấn đề này.
Sputnik

Ai trong diện bị trừng phạt

Hoa Kỳ cấm xuất khẩu sang Nga các thiết bị điện tử và viễn thông dành cho tổ hợp công nghiệp-quân sự, các tập đoàn và công ty Nhà nước rơi vào diện bị trừng phạt.
Mặc dù thị trường tiêu dùng không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng các nhà sản xuất hàng đầu (các tập đoàn HP, Dell, Apple của Mỹ, tập đoàn Asus của Đài Loan) đã cắt giảm hoặc thậm chí đình chỉ cung cấp. Cảnh khan hiếm đồ điện tử vẫn có thể cảm nhận ngay cả trong những lĩnh vực tương đối thuận lợi thịnh vượng. Các công ty đang cố gắng tích trữ bộ vi xử lý, máy chủ, RAM và những thứ khác – để phòng hờ.
Như phát biểu của ông Alexandr Pavlychev, đồng sáng lập nền tảng video Kinescope dành cho kinh doanh, có thực trạng như sau:

«Chúng tôi đã nhận thấy những thách đố phức tạp. Video trực tuyến đòi hỏi lớn về lượng truy cập và dữ liệu (trên nền cuộc «di cư» với YouTube và Vimeo, nhu cầu chỉ tăng lên). Chúng tôi phụ thuộc vào thiết bị mạng băng thông cao, các nền tảng máy chủ và ổ cứng dung lượng cao, cũng như một số dòng card đồ họa Nvidia và bộ vi xử lý Intel với hỗ trợ đồ họa HD graphics đời mới nhất. Những thứ này cần để hỗ trợ các định dạng hiện đại như 4K. Hiển nhiên tất cả đều có thể được đặt mua từ Trung Quốc, thế nhưng mức giá lại quá chát».

«Vấn đề bức thiết gay gắt, ngay cả là bên ngoài danh sách trừng phạt. Chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, còn hầu như tất cả các nhà cung cấp phương Tây và châu Á đều đã ngừng hợp tác. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng cũng gây trở ngại: nhiều nhà cung cấp giữ lập trường chờ đợi, và điển hình là không gửi container bằng đường biển đến Nga», - như giải thích của chuyên viên Anatoly Naboka, đối tác quản lý của WIAT LLS là một công ty cung cấp phần mềm và thiết bị phần cứng.

«Phần cứng» máy tính không chỉ cần thiết cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT, như người ta nói trong Chính phủ, mà còn cần cho hoạt động bình thường của cơ sở hạ tầng hiện có. Các máy chủ, bộ nhớ và bộ xử lý có tài nguyên hạn chế, lệ thuộc vào lượng phần cứng sử dụng.
Trung Quốc và Indonesia kêu gọi hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt tới nền kinh tế toàn cầu
«Biên độ vận hành an toàn thông thường được trù tính trong 5 năm. Đây là yêu cầu tiêu chuẩn. Sau đó, hầu hết thiết bị còn lại của các công ty thương mại không có giá trị nữa. Nhưng thực tế cho thấy, các máy chủ, PC và thiết bị văn phòng hiện đại vẫn có khả năng hoạt động lâu hơn. Nếu doanh nghiệp không mở rộng, tối ưu hóa các quy trình nội bộ, thì thời hạn này lên đến chục năm. Chuyện ở đây nói về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng đối với những liên hiệp tập đoàn lớn hoạt động trên vũ đài quốc tế thì hạn tối đa chỉ là một năm», - ông Ivan Kogtev lãnh đạo bộ phận hỗ trợ kỹ thuật tại công ty «LikeSoft» nhận xét.

Cần xây dựng hệ thống mới về logistics trữ vận hàng hoá

Tất nhiên, việc này đòi hỏi thời gian và khoản kinh phí bổ sung.
«Hẳn là sẽ tránh được các lệnh trừng phạt, ít nhất là với những lô thiết bị nhỏ. Có thể đến mùa hè sẽ chỉnh đốn được gì đó. Câu hỏi đặt ra là sẽ tốn phí bao nhiêu. Lộ trình nhiều khả năng nhất là thông qua Armenia. Trong những tuần lễ gần đây chúng tôi đã nhận được thư của các công ty Armenia, sẵn sàng đảm trách cương vị trung gian môi giới», - ông Alexandr Beslik, Giám đốc CNTT của công ty phát triển phần mềm HFLabs cho biết.

«Đội ngũ các nhà phân phối sẽ đánh giá rủi ro với những khối lượng cung cấp khác nhau. Không loại trừ là phải thanh toán bằng tiền mặt, như vậy sẽ dẫn đến giá tăng mạnh. Cần đạt thoả thuận về các điều kiện chấp nhận được để giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên», - ông Sergei Bazhenov, CEO của tập đoàn Cleverence cảnh báo.

Trong trung hạn, có cả triển vọng hợp tác sâu rộng với Trung Quốc, nơi ngành công nghiệp vi xử lý đang phát triển nhanh chóng. Ngay hiện nay, Trung Quốc đang xuất xưởng các bộ vi xử lý với kiến ​​trúc x86 và ARM, có sáng chế mà trên cơ sở đó làm ra PC và máy chủ. Và người Trung Quốc sẵn sàng cung cấp ổ đĩa, RAM, màn hình và các thiết bị văn phòng khác ngay từ bây giờ.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Các nhà sản xuất chip trên thế giới có thể gặp phải vấn đề do tình hình Ukraina
Các đại diện doanh nghiệp Nga ngờ vực về khả năng thay thế nhập khẩu trong phần cứng máy tính, đặc biệt là trong các đợt giao hàng quy mô lớn.
«Ngành vi điện tử của Nga có khả năng cung cấp những gì? Hiện tại thì chẳng có gì hết. Chúng ta từng có bộ xử lý «Elbrus», «Baikal» và v.v. Nhưng bây giờ ta không thể sản xuất những thứ này bởi không có năng lực riêng. May chăng có thể lắp ráp cái gì đó nhanh chóng theo kiểu rời rạc nhỏ lẻ, nhưng dành cho doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là cơ sở lớn, thì như vậy không ổn. Tất cả trông vào cung cấp», - ông Pavel Demidov chuyên gia hàng đầu của bộ phận kiến ​​trúc thuộc hệ thống công ty «Informzashchita» cho biết.

«Đúng, thiết bị và máy tính dựa trên nền tảng «Elbrus» thua kém hơn so với các sản phẩm từ Đài Loan và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, thiết bị dựa trên các chip này có thể lại thành phù hợp. Câu hỏi chính là liệu ngành vi điện tử của Nga có đảm bảo cung cấp những đặc tính mà người tiêu dùng cần hay không», - như kết luận của ông Mikhail Makeev sáng lập gia và là Giám đốc điều hành công ty Piklema chuyên cung cấp giải pháp công nghiệp dựa trên cơ sở AI.

Tuy nhiên, các nhà phát triển bộ vi xử lý Nga nhấn mạnh rằng dù trong trường hợp nào chăng nữa họ vẫn sẽ tiếp tục tạo ra các lõi và chip mới.
Việt Nam hoàn toàn có thể lọt top 5 ASEAN và top 60 thế giới về AI
Thảo luận