Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia các lệnh trừng phạt
“Thực tế là do hậu quả của các lệnh trừng phạt này, chúng tôi sẽ mất rất nhiều và chẳng được gì. Hiệu quả của chính sách chống Nga dựa trên các lệnh trừng phạt có vẻ rất đáng nghi ngờ. Chính sách này không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ".
"Nói về đề xuất của phía Mỹ chuyển giao cho Ukraina các hệ thống S-400, thì yêu cầu này không thể được xem xét một cách nghiêm túc. Về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua F-35. Trên báo chí có nhiều đánh giá tiêu cực của các chuyên gia và những tin tức cho thấy rằng, những chiếc máy bay này không đáng tin cậy. Liệu có ai đó muốn mua các hệ thống S-400 để cung cấp chúng cho Ukraina? Thật là điều vô lý, họ thậm chí không thể cung cấp MiG-29, làm thế nào mà họ có thể cung cấp S-400? Nếu muốn cạnh tranh về việc đưa ra những đề xuất vô lý, thì hãy bán các hệ thống này cho Mỹ với giá 10 tỷ USD, và xem họ sẽ cung cấp chúng như thế nào”, - giáo sư Hasan Ünal nói.
"Trong khi đó, chính sách trung lập này đang gây lo ngại cho liên minh châu Âu - Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã trở thành một công cụ để Hoa Kỳ củng cố từ bên trong liên minh châu Âu - Đại Tây Dương. Tuy nhiên, không thể nói rằng, thành công trong lĩnh vực này đã đạt được trong phạm vi NATO và toàn thế giới. Hiện nay trong số các thành viên NATO có những quốc gia không tham gia các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Nga, trong số đó có Hungary, và quốc gia thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ".
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga có thể dẫn đến rạn nứt nghiêm trọng dọc theo các tuyến an ninh của khối NATO. Do đó, Mỹ đang cố gắng loại bỏ mối đe dọa này và gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc đưa ra "đề xuất" về S-400. Tôi coi đề xuất này là không thực tế, không hợp lý và đi ngược lại tinh thần của mối quan hệ giữa các quốc gia".
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận đề nghị của Mỹ
Thứ ba, về mặt địa chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy các rạn nứt sâu sắc mang tính hệ thống giữa hai trục: châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, và đang theo dõi hướng đi của cuộc đối đầu này. Ankara đang sử dụng chính sách trung lập như một công cụ để xem ai thắng ai thua về lâu dài. Và xét theo đánh giá của Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc đối đầu này, thành công về lâu dài sẽ nghiêng về phía trục châu Á - Thái Bình Dương, nên Ankara sẽ không chấp nhận đề xuất của Mỹ về S-400, vì đề xuất này phục vụ lợi ích của trục châu Âu - Đại Tây Dương”.