https://kevesko.vn/20220328/chinh-sach-trung-lap-cua-tho-nhi-ky-doi-voi-cuoc-khung-hoang-ukraina-khien-nato-lo-lang-14437966.html
Chính sách trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc khủng hoảng Ukraina khiến NATO lo lắng
Chính sách trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc khủng hoảng Ukraina khiến NATO lo lắng
Sputnik Việt Nam
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina đồng thời duy trì quan điểm trung lập, Mỹ và NATO đang cố gắng gây sức ép... 28.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-28T21:20+0700
2022-03-28T21:20+0700
2022-03-28T21:20+0700
quan điểm-ý kiến
nato
thế giới
thổ nhĩ kỳ
hoa kỳ
phương tây
chính trị
s-400
f-35
xung đột
https://cdn.img.kevesko.vn/img/126/47/1264761_0:0:2731:1537_1920x0_80_0_0_aed7ee4aea3beb53b6370c0ec7341525.jpg
Một trong những biểu hiện của những nỗ lực này là việc Mỹ đề nghị Ankara chuyển giao cho quân đội Ukraina các hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà nước này đã mua từ Nga để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình tiêm kích F-35.Bình luận thông tin về đề xuất này từ Washington, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố:Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia các lệnh trừng phạtTrong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Hasan Ünal từ Khoa Chính trị học và Quan hệ quốc tế của Đại học Maltepe, nhấn mạnh rằng, bất chấp áp lực từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia các lệnh trừng phạt.Bình luận về lập trường trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Barış Hasan, điều phối viên của Diễn đàn ATA (Á-Thổ-Âu), lưu ý rằng, trên thực tế, ngay từ khi bùng phát cuộc xung đột ở Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên khối NATO - vẫn tuân thủ thành công chính sách trung lập. Thổ Nhĩ Kỳ đã hiểu rằng, việc duy trì thái độ trung lập khi đối mặt với một cuộc xung đột rất nghiêm trọng trong khu vực sẽ mang lại cho Ankara những lợi ích đáng kể, vì thế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi chiến lược này.Lý do Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận đề nghị của MỹNói về những lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận đề nghị của Mỹ cung cấp S-400 cho Ukraina, ông Barış Hasan nhận xét rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tiền và mua S-400 từ Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trả tiền mua F-35, nhưng những chiếc máy bay này vẫn chưa được bàn giao cho nước này.
https://kevesko.vn/20220324/nato-trien-khai-cac-nhom-tac-chien-o-chau-au-14381880.html
https://kevesko.vn/20220321/trung-quoc-keu-goi-tong-thu-ky-nato-khong-can-chi-thi-cho-ho-cach-doi-pho-voi-nga-14324156.html
https://kevesko.vn/20220328/tho-nhi-ky-cho-biet-phat-hien-thay-min-o-bien-den-14428131.html
https://kevesko.vn/20220324/tho-nhi-ky-yeu-cau-phuong-tay-cung-cap-may-bay-chien-dau-f-35-va-to-hop-patriot-tu-phuong-tay-14374410.html
thổ nhĩ kỳ
phương tây
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/126/47/1264761_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_f45d1b8c993a826b87e92688b9a58d28.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, nato, thế giới, thổ nhĩ kỳ, hoa kỳ, phương tây, chính trị, s-400, f-35, xung đột, ukraina
quan điểm-ý kiến, nato, thế giới, thổ nhĩ kỳ, hoa kỳ, phương tây, chính trị, s-400, f-35, xung đột, ukraina
Chính sách trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc khủng hoảng Ukraina khiến NATO lo lắng
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina đồng thời duy trì quan điểm trung lập, Mỹ và NATO đang cố gắng gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ áp lệnh trừng phạt Nga.
Một trong những biểu hiện của những nỗ lực này là việc Mỹ đề nghị Ankara chuyển giao cho quân đội Ukraina các hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà nước này đã mua từ Nga để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình tiêm kích F-35.
Bình luận thông tin về đề xuất này từ Washington, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố:
"Lập trường của chúng tôi vẫn không thay đổi. Đây không phải là một nội dung để thảo luận. Vấn đề này được khép lại đối với chúng tôi. Đây là tài sản của chúng tôi nhằm mục đích phòng thủ".
Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia các lệnh trừng phạt
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Hasan Ünal từ Khoa Chính trị học và Quan hệ quốc tế của Đại học Maltepe, nhấn mạnh rằng, bất chấp áp lực từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ không nên tham gia các lệnh trừng phạt.
“Thực tế là do hậu quả của các lệnh trừng phạt này, chúng tôi sẽ mất rất nhiều và chẳng được gì. Hiệu quả của chính sách chống Nga dựa trên các lệnh trừng phạt có vẻ rất đáng nghi ngờ. Chính sách này không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ".
"Nói về đề xuất của phía Mỹ chuyển giao cho Ukraina các hệ thống S-400, thì yêu cầu này không thể được xem xét một cách nghiêm túc. Về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua F-35. Trên báo chí có nhiều đánh giá tiêu cực của các chuyên gia và những tin tức cho thấy rằng, những chiếc máy bay này không đáng tin cậy. Liệu có ai đó muốn mua các hệ thống S-400 để cung cấp chúng cho Ukraina? Thật là điều vô lý, họ thậm chí không thể cung cấp MiG-29, làm thế nào mà họ có thể cung cấp S-400? Nếu muốn cạnh tranh về việc đưa ra những đề xuất vô lý, thì hãy bán các hệ thống này cho Mỹ với giá 10 tỷ USD, và xem họ sẽ cung cấp chúng như thế nào”, - giáo sư Hasan Ünal nói.
Bình luận về lập trường trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Barış Hasan, điều phối viên của Diễn đàn ATA (Á-Thổ-Âu), lưu ý rằng, trên thực tế, ngay từ khi bùng phát cuộc xung đột ở Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên khối NATO - vẫn tuân thủ thành công chính sách trung lập. Thổ Nhĩ Kỳ đã hiểu rằng, việc duy trì thái độ trung lập khi đối mặt với một cuộc xung đột rất nghiêm trọng trong khu vực sẽ mang lại cho Ankara những lợi ích đáng kể, vì thế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi chiến lược này.
"Trong khi đó, chính sách trung lập này đang gây lo ngại cho liên minh châu Âu - Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã trở thành một công cụ để Hoa Kỳ củng cố từ bên trong liên minh châu Âu - Đại Tây Dương. Tuy nhiên, không thể nói rằng, thành công trong lĩnh vực này đã đạt được trong phạm vi NATO và toàn thế giới. Hiện nay trong số các thành viên NATO có những quốc gia không tham gia các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Nga, trong số đó có Hungary, và quốc gia thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ".
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga có thể dẫn đến rạn nứt nghiêm trọng dọc theo các tuyến an ninh của khối NATO. Do đó, Mỹ đang cố gắng loại bỏ mối đe dọa này và gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc đưa ra "đề xuất" về S-400. Tôi coi đề xuất này là không thực tế, không hợp lý và đi ngược lại tinh thần của mối quan hệ giữa các quốc gia".
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận đề nghị của Mỹ
Nói về những lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận đề nghị của Mỹ cung cấp S-400 cho Ukraina, ông Barış Hasan nhận xét rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tiền và mua S-400 từ Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trả tiền
mua F-35, nhưng những chiếc máy bay này vẫn chưa được bàn giao cho nước này.
“Trên thực tế, bây giờ người Mỹ đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho Ukraina đổi lấy việc họ sẽ chuyển giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, mà Ankara đã thanh toán đầy đủ. Tức là, họ muốn để Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao miễn phí S-400 cho Ukraina. Rõ ràng đây là một đề xuất cố tình gây bất lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra còn có yếu tố đạo đức trong vấn đề này. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chấp nhận đề xuất này.
Thứ hai, nếu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho Ukraina - một bên tham gia cuộc xung đột này, thì điều này sẽ trái ngược với chính sách trung lập mà Ankara đang thực thi thành công. Tức là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vi phạm tính trung lập của chính mình. Đáp lại điều đó, Nga sẽ phản ứng ngay lập tức. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn để có như vậy.
Thứ ba, về mặt địa chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy các rạn nứt sâu sắc mang tính hệ thống giữa hai trục: châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, và đang theo dõi hướng đi của cuộc đối đầu này. Ankara đang sử dụng chính sách trung lập như một công cụ để xem ai thắng ai thua về lâu dài. Và xét theo đánh giá của Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc đối đầu này, thành công về lâu dài sẽ nghiêng về phía trục châu Á - Thái Bình Dương, nên Ankara sẽ không chấp nhận đề xuất của Mỹ về S-400, vì đề xuất này phục vụ lợi ích của trục châu Âu - Đại Tây Dương”.