Khai thác dầu khí Việt Nam lãi kỷ lục nhờ giá năng lượng thế giới tăng cao

Giá dầu thế giới tăng giúp Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP) hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau ba tháng Quý I/2022.
Sputnik
Theo đó, doanh thu của PVEP quý 1 đạt khoảng 11.234 tỷ đồng, tương đương 170% kế hoạch quý, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021 do giá dầu tăng. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế của PVEP ước đạt 5.892 tỷ đồng, thậm chí đã vượt 2% so với kế hoạch cả năm 2022 và bằng 217% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá dầu tăng giúp PVEP đạt lợi nhuận cả năm chỉ sau một quý

Trong bối cảnh thế giới sẽ tiếp tục đổ hàng nghìn tỷ USD vào thăm dò khai thác dầu khí, nhờ giá dầu tăng cao, lợi nhuận lớn, kinh tế Việt Nam đang được hưởng lợi nguồn thu từ dầu thô.
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam/PVN), quý I/2022, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) gặt hái hàng loạt thành công không ngờ.
Cụ thể, báo cáo sơ bộ của PVN cho thấy, PVEP đã đạt tổng sản lượng khai thác quy dầu là 0,95 triệu tấn quy dầu, tăng 116% kế hoạch quý và 30% kế hoạch năm.
Hé lộ nhà máy điện mà EVN và PVN phải 'tranh giành'
Đặc biệt, trong số này đã không tính sản lượng khai thác các Lô 01&02 và 01/97&02/97 - PVEP điều hành thuê cho PVN; mỏ Sông Đốc - PVEP điều hành phi lợi nhuận.
Theo PVN, sản lượng dầu và condensate quý I là 0,62 triệu tấn, đạt 105% kế hoạch quý; sản lượng khí bán trong quý I là 324 triệu m3, vượt 48% mục tiêu quý đề ra.
Cũng trong ba tháng đầu năm nay, do giá dầu thế giới tăng cao và liên tục duy trì mức khả quan cùng với việc hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác dầu, PVEP đã hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch tài chính quý I được giao.
Đáng chú ý, tổng doanh thu (gồm doanh thu dịch vụ, tài chính và thu nhập khác) trong quý của PVEP là 11.234 tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch quý, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021 do giá dầu tăng suốt thời gian qua.
Lợi nhuận trước thuế của PVEP cũng đặc biệt “khủng”. Theo đó, trong quý I ước đạt 5.892 tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch cả năm 2022, bằng 217% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước tính 3.616 tỷ đồng.

Cảnh giác những tác động nghịch chiều

Giá dầu thế giới tăng cao làm lợi cho kinh tế Việt Nam, việc PVEP hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra cũng đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước.
Nộp ngân sách Nhà nước là 4.173 tỷ đồng, trong đó nộp thuế (tài nguyên, xuất khẩu, thu nhập doanh nghiệp) là 3.032 tỷ đồng, đạt 163% kế hoạch Quý I và đạt 42% kế hoạch năm.
Theo PVN, lãi nước chủ nhà của Việt Nam là 1.141 tỷ đồng; nộp thuế tăng 1.170 tỷ đồng (tương đương tăng 63%) so với cùng kỳ năm trước.
“PVEP thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022 trong bối cảnh giá dầu thô tăng hơn 50% trong năm 2021 và chỉ riêng trong tháng 1 đầu năm nay đã tăng tiếp từ hơn 15% với dầu Brent và gần 18% với dầu thô WTI”, PVN cho biết.
Trên biểu đồ diễn biến giá dầu thế giới, giá dầu đã lập đỉnh mới, cao nhất kể từ tháng 7/2008, khi giá dầu Brent chạm gần mức 140 USD/thùng vào ngày 7/3/2022.
PVN và Quân chủng Hải quân quyết giữ chủ quyền Việt Nam
Giá dầu tăng mạnh kéo theo biến động về giá cả hàng hóa và dịch vụ cùng sự tăng giá nguyên vật liệu sẽ vẫn tồn tại trong năm 2022 và cả trong năm 2023.
Tuy nhiên, PVEP cho rằng những tác động nghịch từ nhiều yếu tố khiến việc đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2022 vẫn sẽ là “thách thức”.
Đối với công tác phát triển mỏ, PVEP đang kiểm soát tiến độ các hoạt động phát triển mỏ cho dòng sản phẩm trong năm 2022.
Cùng với đó, đơn vị tiếp tục thực hiện các hoạt động phát triển các dự án Sư Tử Trắng pha 2B Lô 15-1, mỏ Đại Hùng pha 3 Lô 05-1(a), mỏ Cá Tầm pha 2 Lô 09-3/12, Lô 433a&416b (Algeria).

Khai thác dầu khí đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam

Hiện tại, PVEP đang triển khai 35 dự án dầu khí (29 dự án trong nước và 6 dự án nước ngoài) và 3 dự án điều hành.
Trong các dự án dầu khí, PVEP điều hành 10 dự án, tham gia điều hành chung 8 dự án, tham gia góp vốn 17 dự án. Đồng thời, tiếp tục hoàn thành các thủ tục để kết thúc một số dự án.
Bước sang quý II, PVEP sẽ đảm bảo sản lượng khai thác dầu khí trong và ngoài nước theo kế hoạch PVN giao trong quý là 0,81 triệu tấn quy dầu (phần PVEP), trong đó khai thác dầu và condensate là 0,60 triệu tấn dầu, khí xuất bán là 213 triệu m3.
PVN lý giải vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ
Mục tiêu thực hiện của PVEP trong quý II là 0,92 triệu tấn quy dầu (phần PVEP), trong đó dầu và condenssate là 0,62 triệu tấn dầu; khí xuất bán là 301 triệu m3.
Trước đó, tại các buổi làm việc với các đơn vị, dự án, Tổng Giám đốc PVEP Trần Hồng Nam đã yêu cầu bám sát tiến độ các công việc đã đề ra, tập trung duy trì vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả các dự án khai thác.
“Cần tối ưu thời gian uptime, tối ưu chế độ khai thác, quản lý mỏ, tích cực đẩy nhanh quá trình can thiệp đối với một số giếng khoan cùng các công việc liên quan”, Tổng Giám đốc PVEP nhấn mạnh.
Ông Nam cũng đề nghị các đơn vị hướng tới mục tiêu gia tăng sản lượng khai thác cao nhất có thể để PVEP nói riêng và Petrovietnam nói chung sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục tác động, ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 hai năm vừa qua.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của PVEP cho thấy, năm qua, sản lượng khai thác năm 2021 của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam là 3,49 triệu tấn quy dầu, đạt 103% kế hoạch năm.
Trong đó sản lượng dầu và condensate là 2,53 triệu tấn, đạt 108% kế hoạch năm; sản lượng khí xuất bán là 955 triệu m3, đạt 93% kế hoạch năm; Sản lượng chung của các dự án bao gồm của các bên liên doanh là 7,30 triệu tấn quy dầu.
Vì sao Việt Nam phải sửa đổi Luật Dầu khí, thêm quyền cho PVN?
Ngoài kết quả sản lượng khai thác vượt mức kế hoạch và giá dầu duy trì trung bình ở mức khả quan, PVEP đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch tài chính năm 2021 do PVN giao.
Cụ thể, tổng doanh thu ước tính là 31.900 tỷ đồng, đạt 160% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế trước phân bổ chi phí ước tính 12.400 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ chi phí ước tính 5.600 tỷ đồng; Nộp ngân sách ước đạt 11.800 tỷ đồng, đạt 180% kế hoạch năm.
Năm qua, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam cũng đã gia tăng trữ lượng trong nước đạt 0,7 triệu tấn, tương đương 109% kế hoạch năm, có thêm phát hiện dầu khí mới Sói Vàng (từ giếng khoan SV-1X), Lô 16-15 tại đối tượng Oligoxen D, đem lại lợi ích cho thăm dò khai thác dầu khí quốc gia.
Thảo luận