Các tác giả của bài báo đã chia các quốc gia thành ba nhóm: thân Nga, thân phương Tây và trung lập. Nhóm đầu tiên bao gồm 28 nước, nơi sinh sống của một phần ba dân số thế giới. Nhóm này bao gồm Trung Quốc, Syria, Pakistan, Eritrea và Ethiopia.
32 nước khác, cũng chiếm tới một phần ba dân số thế giới, giữ quan điểm trung lập. Trong số đó có Ấn Độ, Brazil và Bangladesh.
131 quốc gia được xếp vào nhóm "thân phương Tây", nơi chỉ có 36% dân số thế giới sinh sống.
"Khoảng 2/3 dân số thế giới sống ở các nước trung lập hoặc thân Nga. Cán cân lực lượng bị lệch rất nhiều bởi Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước này chiếm tới 1/3 dân số thế giới. Chính phủ Trung Quốc - thân Nga - tránh trực tiếp lên án hành động của Putin và khó có thể ủng hộ phương Tây. Còn chính phủ Ấn Độ - chúng tôi đưa vào diện trung lập, - đang tăng cường hợp tác với chính phủ Nga, đặc biệt nhờ giá dầu thấp", - các tác giả của bài báo đánh giá và cuối cùng thừa nhận rằng không phải tất cả cộng đồng thế giới đều coi Nga là đối tượng bị bài xích.
Trước đó, nhà báo kiêm nhà bình luận chính trị người Ý Franco Battaglia đã nhắc nhở người châu Âu về tình trạng áp bức người dân nói tiếng Nga ở Donbass và việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Ukraina đang đe dọa nước Nga. Ngoài ra, ông Battaglia cũng đề cập đến thái độ thiện cảm của Kiev đối với lực lượng quốc xã và việc quân sự hóa nước này.