Chuyên gia: Chiến tranh kinh tế chống lại Nga không phải là điều có lợi cho châu Âu

Washington đang thu lợi nhuận ngày càng cao từ cuộc chiến kinh tế của các nước EU chống lại Nga, trong tình huống này người châu Âu chấp nhận tất cả mọi rủi ro, - nhà khoa học chính trị Fedor Voitolovsky bày tỏ quan điểm này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik

Người Mỹ biết cách dùng người khác làm tay sai

Hoa Kỳ đang thu lợi nhuận ngày càng cao từ tình hình liên quan đến cuộc chiến kinh tế chống lại Nga sau khi Washington lôi kéo các nước EU vào cuộc chiến này, - Viện sĩ thông tấn Fedor Voitolovsky, Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) mang tên E.M. Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói.

"Người Mỹ luôn có thể và biết cách dùng người khác làm tay sai. Trong tình hình hiện nay, bạn cần phải chấp nhận những rủi ro khá nghiêm trọng. Tôi xin lưu ý rằng, vào năm ngoái, Hoa Kỳ đã nói rõ quan điểm của mình: bất cứ điều gì xảy ra, các quân nhân Mỹ sẽ không đến Ukraina và sẽ không tham chiến ở đó. Điều này cho thấy rõ rằng, Mỹ không muốn chấp nhận rủi ro. Nhưng, Washington đang thu lợi nhuận ngày càng cao từ tình hình hiện tại, trong khi đó châu Âu, Liên minh châu Âu đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực về kinh tế và tác động này sẽ nghiêm trọng hơn nữa trong tương lai", - ông Fedor Voitolovsky nói với Sputnik.

Các chuyên gia: Việc từ chối mua than Nga của EU sẽ không dễ dàng và nhanh chóng

Châu Âu phải nhận đòn đau kinh tế

Điều này không có lợi cho Liên minh châu Âu, ông nói.

“Sau đó, khả năng cạnh tranh của các công ty châu Âu, chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, sẽ giảm. Bởi vì nếu EU thực sự đi theo con đường từ bỏ cả khí đốt và dầu nhập khẩu từ Nga, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất công nghiệp và chi phí sản xuất kinh doanh điện, chi phí xăng dầu, và vv. Nghĩa là, liên minh châu Âu và các thành viên châu Âu của NATO phải chấp nhận tất cả mọi rủi ro. Và đây không phải là điều có lợi cho châu Âu. Nhưng, tình hình hiện tại có lợi cho Washington, bởi vì cuộc chiến kinh tế làm suy yếu vị thế của EU với tư cách là một hiệp hội các quốc gia tuyên bố quyền tự chủ chiến lược", - ông Fedor Voitolovsky lưu ý.

Các lệnh trừng phạt và các động thái đáp trả

Mới đây, Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết, EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than của Nga, nhưng lệnh cấm này sẽ có hiệu lực muộn hơn một tháng so với kế hoạch. Theo Reuters, Đức đã gây áp lực buộc EU phải trì hoãn việc áp dụng biện pháp này.
Lệnh cấm nhập khẩu than là một phần của vong trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga do Ủy ban châu Âu đề xuất. Một ngày trước đó, Reuters đã đưa tin rằng, các nhà ngoại giao không thể thống nhất về vòng trừng phạt mới do vấn đề than – liệu lệnh cấm nhập khẩu có ảnh hưởng đến các hợp đồng hiện có hay không.
Người giàu cũng phải trả giá: khối tài sản đã "bốc hơi" của các tỷ phú Nga
Sau khi quân đội Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva. Các biện pháp hạn chế chủ yếu nhằm vào lĩnh vực ngân hàng và việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao. Nhiều quốc gia đã tuyên bố đóng băng tài sản của Nga.
Nga đã đáp trả theo nguyên tắc tương xứng, áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc rút vốn và bán chứng khoán Nga cho các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu người mua từ những quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.
Thảo luận