"Thế giới chia rẽ trong việc tiến hành các biện pháp trừng phạt Nga. Hầu hết các nước châu Á không ủng hộ các lệnh trừng phạt", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.
"Tình hình ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phản ánh bức tranh tổng thể về những gì đang diễn ra. ASEAN bao gồm 10 nước thành viên, đó là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia. Tại LHQ, tất cả các nước thành viên ASEAN ngoại trừ Việt Nam và Lào đều bỏ phiếu phản đối chiến dịch đặc biệt của Nga. Tuy nhiên, trong số mười quốc gia thành viên, chỉ có Singapore áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga", - ông Kavi Chongkittavorn nhắc nhở.
Ba nhóm quốc gia
"Singapore đã ủng hộ và áp đặt các biện pháp trừng phạt, đây là nhóm thứ nhất, trong nhóm này chỉ có một thành viên. Nhóm thứ hai là Việt Nam và Lào, hai nước này ít khi đưa ra những tuyên bố về vấn đề trừng phạt, và tiếp tục bình tĩnh hợp tác với Nga trong mọi lĩnh vực. Chính quyền quân sự Myanmar cũng vào nhóm này, đối với họ không có gì thay đổi trong quan hệ với Nga sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, bởi vì bản thân nước này cũng đang chịu các lệnh trừng phạt", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.
"Nhóm thứ ba là các nước còn lại: Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei. Tất cả các quốc gia này đều có quan hệ hữu nghị lâu đời với Nga. Tất cả các quốc gia này bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng kêu gọi các bên tham gia cuộc xung đột ở Ukraina chấm dứt các hành động thù địch và giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán", - chuyên gia nói tiếp.
"Đồng thời, Campuchia, nước đang giữ vai trò chủ tịch ASEAN, không muốn nghe theo lời kêu gọi của các nước phương Tây yêu cầu rút lại lời mời Nga tham gia Tuần lễ ASEAN trong đó sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS). Thái Lan và Indonesia, các nước chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và G20 cũng đang làm như vậy tại các diễn đàn mà họ chủ trì", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn lưu ý.
"Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Campuchia - tất cả các quốc gia này đều đã lên tiếng về các lệnh trừng phạt đối với Nga, một số nước nói lên quan điểm của mình không chỉ một lần. Các quốc gia này đã nói rõ rằng, họ sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Tất cả các nước này vẫn duy trì các mối quan hệ kinh tế và thương mại với Nga với khối lượng cũ và sẵn sàng tăng khối lượng này", - ông nói.
"Đây là ASEAN. Nhưng còn có Trung Quốc và Ấn Độ. Hai quốc gia lớn nhất trong số các nước châu Á cũng không ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sẽ không cắt giảm hợp tác với Nga, mà nược lại hướng tới tăng cường hợp tác với Matxcơva. Nhiều nước Trung Đông cũng không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây", - chuyên gia Kavi Chongkittavorn nói.
Thế giới nhị phân 2.0
"Nếu chúng ta phân tích tình hình sâu hơn, thì những gì chúng ta thấy bây giờ, theo tôi, có vẻ như là một thế giới nhị phân 2.0 đang nổi lên, đang tiến hành sự phân chia thành hai phe, và ở đây thái độ đối với các lệnh trừng phạt chống Nga là một trong những điều quan trọng nhất. Đây là đường phân cách", - ông Kavi Chongkittavorn nói.
"Đây là các lời kêu gọi này: ủng hộ cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra giữa các đại diện của Nga và Ukraina và bất kỳ thỏa thuận nào có thể đạt được giữa hai bên; ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn và cung cấp hỗ trợ nhân đạo kịp thời; giảm thiểu tác động tiêu cực và tiếp tục quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu; duy trì sự phát triển hòa bình khó giành được của khu vực và toàn cầu", - chuyên gia cho biết.