Theo ấn phẩm, điều này phản ánh sự bất an ngày càng tăng của Seoul về an ninh của mình trong bối cảnh Bình Nhưỡng phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
"Triển khai các khí tài chiến lược là một phần quan trọng trong việc tạo ra tiềm năng răn đe mở rộng đối với các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên", - ông Pak Jin, người đứng đầu phái đoàn Hàn Quốc tới Washington cho biết sau cuộc gặp với các thành viên cấp cao chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Dự đoán, các khí tài này bao gồm máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay, cũng như vũ khí hạt nhân.
Theo The Times, tân tổng thống Hàn Quốc dự định từ bỏ chính sách tương tác với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, vốn được người tiền nhiệm theo chủ nghĩa tự do Moon Jae-in theo đuổi. Trong bối cảnh hàng loạt vụ thử tên lửa dữ dội được Triều Tiên tiến hành từ đầu năm đến nay, giới chức Mỹ và Hàn Quốc lo ngại Bình Nhưỡng có thể thử đầu đạn hạt nhân mới vào tuần tới.
Hàn Quốc vẫn nằm dưới sự bảo vệ của "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ: sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, Mỹ đã đưa tên lửa ra khỏi Hàn Quốc vào năm 1991. Theo The Times, đề xuất tái triển khai các vũ khí này phản ánh sự bất an ngày càng tăng về an ninh của Seoul, trong bối cảnh Bình Nhưỡng phát triển chương trình hạt nhân.
Tờ The Times nhắc nhở rằng trong tháng 3, Bắc Triều Tiên đã từ bỏ lệnh cấm tự áp đặt trong 3,5 năm về thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vươn tới Hoa Kỳ.
Theo The Times, Washington không bác bỏ đề xuất đưa vũ khí hạt nhân trở lại Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh Hàn Quốc để đảm bảo rằng khả năng của chúng tôi phù hợp với nguy cơ đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên và chương trình tên lửa đạn đạo đang phát triển của nước này”.