Tiền tài, gái đẹp: Bác Hồ từng nói gì về vụ án Trần Dụ Châu nổi tiếng lịch sử Việt Nam?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng nhấn mạnh, trên thế giới không có một dân tộc nào giống Việt Nam, trong 77 năm qua kể từ ngày giành lại độc lập đã phải tiến hành tới ba cuộc chiến tranh vệ quốc vì độc lập cho Tổ quốc, thống nhất cho giang sơn, hạnh phúc cho dân tộc.
Sputnik
Ngoại xâm đã đành, ‘giặc trong nước’ cũng cần lưu ý. Đặc biệt, với cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay, bài học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc từ vụ án Trần Dụ Châu để răn đe đời sau cho thấy, có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi…

“Trên thế giới, không có một dân tộc nào giống Việt Nam”

Sáng 31/3, buổi tọa đàm với chủ đề “Tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ” đã được Báo Quân đội nhân dân tổ chức.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, dân tộc Việt Nam là duy nhất trong lịch sử thế giới, trong 77 năm qua kể từ ngày giành lại độc lập đã phải trải qua tới 3 cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập Tổ quốc, thống nhất giang sơn, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
Việt Nam: Người đưa cơm cho Bác Hồ ở hang Pác Bó đã qua đời
“Trên thế giới, không có một dân tộc nào giống dân tộc ta, trong 77 năm qua, kể từ ngày giành lại độc lập đã phải tiến hành tới 3 cuộc chiến tranh vệ quốc với mục tiêu cao quý là giành độc lập cho Tổ quốc, thống nhất cho giang sơn, hạnh phúc cho dân tộc”, đồng chí Vũ Khoan nói.
Theo ông, những chiến công đã đạt được đến từ một nguyên do rất quan trọng, mang tính quyết định, đó là sự hy sinh của bộ đội Cụ Hồ.
“Làm thế nào mà một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu lại có thể đánh thắng các thế lực ngoại xâm có tiềm lực vật chất hùng hậu gấp bội như vậy? Đó là vì dân tộc ta có quân đội anh hùng”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh, “một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi chính là do văn hóa của Việt Nam”.
Văn hóa là nền tảng quan trọng đã giúp một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam có thể chiến thắng các lực lượng ngoại xâm với tiềm lực vật chất hùng hậu gấp bội.
Cũng phát biểu đề dẫn tọa đàm, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh rằng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là rất thiêng liêng, cao quý, là giá trị văn hóa Việt Nam.
Nền nghệ thuật Việt Nam từ biệt nghệ sĩ vào vai Bác Hồ thành công nhất
“Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là niềm tự hào của Quân đội ta, nhân dân ta. Ẩn chứa trong danh hiệu đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Quân đội ta do Đảng, Bác Hồ sáng lập, rèn luyện; chiến đấu, hy sinh để lập ra Nhà nước ta”, tướng Bộ lưu ý.
Nhân dân đã lấy tên Cụ Hồ để gắn cho đội quân cách mạng- Bộ đội Cụ Hồ. Do đó, Bộ đội Cụ Hồ vừa là phần thưởng, vừa là niềm tin, là mong ước, gửi gắm của nhân dân đối với quân đội. Đây cũng là nhiệm vụ rất cao cả, thiêng liêng mà nhân dân giao cho quân đội.

Điểm đặc biệt của dân tộc và bộ đội Cụ Hồ Việt Nam

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, trước hết là tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí sắt đá, sẵn sàng hy sinh mạng sống, thứ quý giá nhất của con người, vì sự tồn vong của dân tộc.
Thứ hai là sự cần cù, tinh thần chịu thương chịu khó kết hợp với trí thông minh và tài năng sáng tạo trong chiến đấu cũng như xây dựng, trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Thứ ba là tình đồng đội đoàn kết keo sơn và sự gắn bó máu thịt với đồng bào, đồng chí, nhân dân.
Thứ tư là tinh thần sẵn sàng san sẻ ngọt bùi với các dân tộc đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nữ hoàng Anh lên ngôi, Bác Hồ thăm Ấn Độ và trận Làng Vây lịch sử
Thứ năm là sự nhân văn và lòng vị tha đối với kẻ thù.
Về điều này, ông Vũ Khoan kể lại về chuyến công tác của ông đến Houston – thành phố lớn nhất ở bang Texas (Mỹ). Tại đây, ông được gặp riêng với cựu Tổng thống Mỹ G. Bush (cha).
Ông G. Bush cho biết, năm 1994, khi đã nghỉ hưu, ông có ý định sang thăm Việt Nam thì được nhiều người can là không nên đi vì lo ngại những gì người Mỹ đã gây ra ở đất nước này. Tuy vậy, ông vẫn quyết định lên đường.
Khi đến thăm Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ rất ngạc nhiên vì không một ai tỏ thái độ thù địch gì với ông. Mọi người, kể cả nhiều cựu binh Việt Nam, đã ứng xử rất thân mật với vị cựu nguyên thủ của Hoa Kỳ.
Trước câu hỏi của ông Bush, nguyên Phó Thủ tướng giải thích:
“Người Việt Nam chúng tôi luôn kiên định bảo vệ non sông, đất nước của mình đồng thời rất rộng mở, khi hết chiến tranh luôn sẵn sàng vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai, quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Bác Hồ răn dạy sau vụ án Trần Dụ Châu

Theo ông Vũ Khoan, những giá trị cao quý ấy đã giúp cho quân đội Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Không những ở trong nước, “bộ đội Cụ Hồ” còn kề vai sát cánh với nhân dân các nước láng giềng vì tự do của mỗi nước, đồng cam cộng khổ với những dân tộc châu Phi xa xôi khi tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Chính mồ hôi, xương máu và những giá trị cao đẹp đó của người “bộ đội Cụ Hồ” đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và củng cố cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Điều đáng tiếc, ngay trong hòa bình, đã có những “con sâu làm rầu nồi canh” xuất hiện trong quân đội. Đây là điều Bác Hồ từ đã cảnh báo từ lâu thuở sinh thời.
Lời tiên tri của Bác Hồ và chặng đường phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Theo ông Vũ Khoan, sự nghiêm khắc của Bác đối với Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu có hành vi tham nhũng, tha hóa trong thời kháng chiến chống Pháp, là một bài học còn mãi.
“Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi… Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”, Bác Hồ căn dặn khi bộ đội Việt Nam sắp vào tiếp quản thủ đô năm 1954.
Khi đất nước ngày nay đã giành được hòa bình, có ăn có mặc và hội nhập sâu rộng vào thế giới, sự cám dỗ còn trở nên lớn hơn gấp vạn lần so với những năm 50 của thế kỷ trước.
Trong bối cảnh đó, một số cán bộ, kể cả là cán bộ cấp cao, đã trượt chân xuống vực sâu, gây ra sự hổ thẹn với bản thân, buồn tủi đối với gia đình, nuối tiếc đối với chiến hữu, làm ô danh tên gọi thiêng liêng “Bộ đội Cụ Hồ”.
Nhận thức rõ đây là hiểm họa đối với chế độ, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã thiết lập nhiều quy định chống lại tham nhũng, suy thoái, tiêu cực; đưa ra nhiều giải pháp đấu tranh quyết liệt để lấy lại niềm tin của nhân dân.
Đồng thời, nỗ lực hoàn thiện cơ chế, chính sách để những người có chức, có quyền không cần, không muốn, không thể, không dám tham nhũng.
Dù vật, dù chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, kỷ luật của Quân đội có đầy đủ, mạnh mẽ thể nào thì trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, sự rèn luyện và sự tỉnh ngộ của mỗi người vẫn là nhân tố quan trọng nhất.
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ cho hay, trong bối cảnh đất nước mở cửa, hội nhập sâu rộng đã xuất hiện những mặt trái và hệ lụy tiêu cực-là điều kiện để chủ nghĩa cá nhân bùng phát.
Cũng như đồng chí Vũ Khoan, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ khẳng định, những vụ việc tiêu cực của một số sĩ quan quân đội cấp cao thời gian qua là những “con sâu làm rầu nồi canh”; có nguyên nhân chủ quan là bởi lòng tham, thiếu tu dưỡng rèn luyện, buông lỏng quản lý, bất chấp nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc lãnh đạo trong sinh hoạt Đảng...
Khoảnh khắc thiêng liêng khi Tổng bí thư Lê Duẩn chứng kiến Bác Hồ viết di chúc
Do đó, Nghị quyết 847 đã đặt vấn đề rất rộng, sâu, chiến lược, mang tính định hướng để quân đội tiếp tục vững mạnh về chính trị một cách cơ bản và lâu dài; đồng thời cũng có ý nghĩa điều chỉnh những vấn đề cấp bách xảy ra trong thời gian vừa qua.
“Do đó, trong bối cảnh hiện nay, để tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thì cần nhiều giải pháp mạnh mẽ, thực chất, trong đó một điều chắc chắn là phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân”, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ kiên quyết.

Học Bác Hồ

Mỗi cá nhân cần ý thức quán triệt, thực sự làm theo tấm gương, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Vietnamnet trích dẫn thêm quan điểm của nguyên Phó Thủ tướng cho thấy, hiện nay, có nơi, có lúc phong trào học tập và làm theo tấm gương của Bác còn nặng tính hình thức, chưa thấm sâu vào tâm can và hành vi của từng người, chưa thiết thực, cụ thể.
“Hãy học Bác từ những cái nhỏ nhất”, ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Kể lại một kỷ niệm về Bác, ông nhớ có lần đến dịch cho Bác khi tiếp phóng viên Nga.
Trong khi chờ khách đến, ông thấy Bác mở hộp thuốc lá ra, lấy trong hộp một mảnh giấy rồi lẩm nhẩm đọc. Dù không dám hỏi Bác đọc gì, nhưng nghe thì thấy Bác lẩm nhẩm tiếng Nga.
"Bác muốn học tiếng Nga ạ?", ông hỏi.
Khi ấy, Bác đáp mình vốn biết tiếng Nga nhưng vì lâu năm không sử dụng nên đã quên nhiều, giờ phải học lại.
Vì sao Bác Hồ đặt tên nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam là Trần Đại Nghĩa?
Cách học của Bác là, Bác để một mảnh giấy trong hộp thuốc, trên có ghi 20 từ tiếng Nga. Mỗi ngày Bác hút khoảng 1 bao thuốc lá, tương đương 20 điếu. Cứ mỗi lần mở hộp thuốc lấy 1 điếu, Bác lại nhẩm đọc từ mới. Mỗi ngày mở ra lẩm nhẩm 20 lần, cho dù có rơi rụng đi thì cũng học được 10 từ.
“Trong lòng tôi thật hổ thẹn khi thấy Cụ như thế, vĩ đại như thế, giỏi giang, ngoại ngữ biết nhiều thế trong khi mình còn trẻ, với bao nhiêu điều kiện lại không chịu học thì không ra làm sao cả”, ông Vũ Khoan nghĩ.
Bên cạnh những thuận lợi to lớn, Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình mới đòi hỏi những yêu cầu mới trong phương cách cách bảo vệ và phát huy những giá trị vĩnh cửu mà các thế hệ “bộ đội Cụ Hồ” đã dày công vun đắp.

Vụ án Trần Dụ Châu

Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên (Thủ đô kháng chiến), Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt xét xử Trần Dụ Châu, cựu Đại tá quân đội, Cục trưởng Cục Quân nhu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến.
Trần Dụ Châu, sinh năm 1906 tại Nghệ An. Năm 24 tuổi, ông làm thư ký cho Tòa sứ Pháp, viết báo. Năm 1932, làm nhân viên hỏa xa, đến năm 1945 làm kế toán quận Hỏa xa Bắc kỳ.
Nhiều người đánh giá Trần Dụ Châu là người khôn khéo, tháo vát, năng động. Năm 1945, chính quyền cách mạng tin tưởng giao Châu nhiệm vụ tập hợp cả ngàn tấn gạo, muối từ Hà Đông đưa lên Chiến khu Việt Bắc phục vụ quân đội.
Nhờ làm tốt việc cung cấp lương thực, quân trang cho bộ đội, chỉ 1 năm sau, Châu được phong quân hàm Đại tá, giữ chức Giám đốc Nha Quân nhu. Nhiệm vụ của Châu là chỉ đạo sản xuất quân trang, được phép giữ trong tay rất nhiều tiền bạc.
Mối quan hệ đặc biệt giữa Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Có trong tay chức tước, địa vị và quyền hành, Trần Dụ Châu dần thoái hóa, biến chất, bộc lộ rõ là một người gian hùng, trác táng.
Trần Dụ Châu đã thâu nạp Lê Sỹ Cửu (kém Châu 10 tuổi, đồng hương miền Trung) vào Nha Quân nhu để làm việc cho mình. Cửu trở thành tay chân đắc lực của Châu. Cả hai đã gây ra một loạt những hành vi vi phạm cực kỳ nghiêm trọng trong quân đội thời bấy giờ.
Sau khi nhận được một bức thư của tố cáo của một Đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra để tìm hiểu kỹ lưỡng những vấn đề liên quan đến Trần Dụ Châu.
Sau thời gian làm việc, đoàn thanh tra kết luận Trần Dụ Châu đã biển thủ 57.950 đồng Việt Nam và 449 đô la Mỹ, 28 tấm lụa xanh; nhận hối lộ 20 vạn đồng của Lê Sỹ Cửu; bán một số súng lục lấy tiền ăn chơi; giam giữ công nhân quân giới trái phép.
Trong khi đó, Lê Sỹ Cửu đã biển thủ 1.500 tấm vải nội hóa trị giá 700.000 đồng; tham ô 40.000 đồng, lấy 560.000đ tính tăng vào giá vải mua cho bộ đội và 1.155 tấm vải trị giá 660.000 đồng; ăn hối lộ của bọn buôn vải và hối lộ Trần Dụ Châu; giả mạo con dấu của Nha Quân nhu để cấp giấy tờ cho bọn buôn lậu.
Năm 1950, giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Kạn là 50 đồng/một kg, còn chiến sĩ mỗi ngày chỉ được cấp vài lạng gạo và hơn 10 đồng tiền thức ăn. Từ đó, có thể thấy rõ Trần Dụ Châu đã tham ô, tham nhũng khủng khiếp như thế nào.
Tại phiên tòa xử án, Trần Dụ Châu bị xác định đã phạm tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến. Hình phạt mà y phải nhận là án tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lê Sỹ Cửu bị xác định can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ. Tòa tuyên Cửu án tử hình vắng mặt (Cửu trước đó xin vắng mặt vì ốm nặng).
Những thước phim cuối cùng của điện ảnh nước ngoài thu hình và ghi âm lời nói của Bác Hồ
Trần Dụ Châu sau đó làm gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Làm việc với ông Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho ông Trần Đăng Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi vì sao cây xoan sắp chết?
“Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...”, ông Ninh lễ phép.
“Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?”, Bác hỏi tiếp.
“Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi”, ông Ninh đáp.
“Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”, Bác chỉ rõ.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân giảm của Trần Dụ Châu, đồng thời chỉ thị phải thông tin rộng rãi vụ án này cho nhân dân biết.
Đúng 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự chứng kiến của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan.
Thảo luận