Lời tiên tri của Bác Hồ và chặng đường phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Đăng ký
Từ lời tiên tri của Bác Hồ khi thăm Baku (Azerbaijan), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam/PVN) đã trở thành tập đoàn kinh tế-kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, đảm bảo sứ mệnh an ninh năng lượng quốc gia.
Nhìn lại hơn 10 năm thực hiện Kết luận 41, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định PVN đã đạt được những thành tích to lớn, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, bất chấp tình hình phức tạp ở Biển Đông, khủng hoảng năng lượng và thách thức từ dịch bệnh Covid-19.

Lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với tầm nhìn của một vĩ nhân thời đại, Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời tiên tri và đặt nền móng cho nền công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
TS. Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, từng chia sẻ, từ thập niên 50 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn chiến lược của một thiên tài đã đặt mục tiêu phải xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí tầm Việt Nam cỡ quốc tế làm nền tảng công nghiệp hóa và phát triển kinh tế đất nước.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 tại mỏ Bạch Hổ do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro quản lý
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Samsung, Viettel, PVN hay Vingroup, doanh nghiệp nào làm ăn tốt nhất ở Việt Nam?
Theo ông Ngô Thường San, cách đây 60 năm, ngày 23/7/1959, Bác Hồ đã tới thăm quan vùng mỏ dầu ở Baku thuộc nước Cộng hòa Azerbaijan (khối Liên Xô cũ).
Tại đây, khi trao đổi với các nhà lãnh đạo và các kỹ sư dầu khí, Bác Hồ đã tiên tri về tương lai ngành dầu khí Việt Nam.
“Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được. Tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, rồi giúp khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Baku ngày nay”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Nguyên Tổng Giám đốc PVN Ngô Thường San cho hay, đây là những dòng chữ vàng đầu tiên của lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam, là niềm tin, là ước vọng của đất nước, là mục tiêu hành động, là “kim chỉ nam” trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ - suốt 6 thập niên gian khổ nhưng hào hùng, với các mô hình hoạt động từ Tổng cục Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đến Petrovietnam ngày nay.
TS. Ngô Thường San cho biết, ngay sau chuyến thăm Baku của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước nhanh chóng có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt mở đầu cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí Việt Nam.
“Đó là tranh thủ sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa” ông Ngô Thường San nhấn mạnh và cho biết, đã có một kế hoạch tổng thể về công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam mang tên “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Hiện tại, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của quốc gia với quy trình đồng bộ từ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến công nghiệp khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp lọc hóa dầu, tồn trữ, vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Vì sao Việt Nam phải sửa đổi Luật Dầu khí, thêm quyền cho PVN?
Petrovietnam cũng đóng góp rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Cần đặc biệt nhấn mạnh, PVN cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác với các bên, tham gia vào công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông cũng như giữ vai trò quan trọng thực hiện Chiến lược Kinh tế biển của Việt Nam.
Petrovietnam cũng là một trong những “đầu tàu” kinh tế đất nước, đóng vai trò “hạt nhân, nòng cốt” trong việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Dung Quất – Quảng Ngãi, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Vũng Áng – Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cà Mau…
Nhờ sự hỗ trợ ban đầu của các chuyên gia Liên Xô, chuyên gia Nga ngày nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, nhân lực ngành dầu khí có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự năng động, sáng tạo, khát vọng cống hiến cho sự phát triển của PVN cũng như ngành công nghiệp năng lượng đất nước, nền kinh tế của Việt Nam.

Những dấu mốc lịch sử của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Theo TS. Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở nhận định về triển vọng dầu khí ở miền Bắc Việt Nam, cũng như căn cứ Nghị định số 159 – CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/7/1961 để triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC ngày 27/11/1961 thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa với số hiệu là Đoàn 36 dầu lửa (thường gọi là Đoàn 36) trực thuộc Tổng cục Địa chất.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
PVN nêu lý do tiêu thụ khí giảm, một số mỏ của Việt Nam có nguy cơ dừng sản xuất
Theo đó, Đoàn 36 có nhiệm vụ tiến hành tìm kiếm, thăm dò dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này, ngày 20/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1034/QĐ-TTg lấy ngày 27/11 hằng năm là “Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam”.
Sự kiện Đoàn Thăm dò dầu lửa 36 chính thức ra đời ngày 27/11/1961 đánh dấu chặng khởi đầu của của ngành Dầu khí Việt Nam cùng những thay đổi, thăng trầm của đất nước.
“Có thể nói, mỗi bước phát triển của ngành Dầu khí đều góp phần tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam”, TS. Ngô Thường San nhấn mạnh.
Do chiến tranh kéo dài, khó khăn thiếu thốn, phải sau 15 năm Việt Nam mới phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensate có giá trị thương mại tại giếng khoan 61 Tiền Hải (Thái Bình) ngày 18/3/1975 và ngày 19/4/1981, những mét khối khí đầu tiên từ mỏ khí Tiền Hải - C được khai thác, dẫn đến trạm turbine khí phát điện.
Sau khi hòa bình lập lại, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt. Theo TS. Ngô Thường San, có nhiều hợp đồng dầu khí được ký kết để tìm kiếm thăm dò dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Nhưng do cấm vận và đặc biệt cuộc chiến tranh biên giới đã làm gián đoạn hoạt động tìm kiếm, thăm dò, các công ty tư bản đã chấm dứt hợp đồng thăm dò dầu khí.
Phải đến năm 1981, khi Bộ Chính trị đã ký Hiệp định Hợp tác chiến lược với Liên Xô, ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô - Vietsovpetro (nay là Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro) tại Vũng Tàu, bước ngoặt lịch sử này đã thành tiền đề hình thành nền công nghiệp dầu khí hiện nay của Việt Nam.
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, ngày 6/9/1988, việc phát hiện và tổ chức khai thác hiệu quả với sản lượng cao tầng dầu trữ lượng lớn trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ đã đi vào lịch sử khai thác dầu khí thế giới. Đó là bước ngoặt quan trọng tiếp theo để Bộ Chính trị ra Nghị Quyết số 15 năm 1988 đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển nền công nghiệp dầu khí Việt Nam đồng bộ, đa ngành, hiện đại, với chuỗi hoàn chỉnh các khâu công nghiệ, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 phấn đấu hoàn thành trong năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
PVN bổ nhiệm 2 Phó Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2
Công nghiệp khí và chế biến dầu khí được hình thành với việc đưa khí vào bờ năm 1995, đưa vào hoạt động nhà máy đạm năm 2003, hình thành các khu khí - điện - đạm Phú Mỹ, Cà Mau và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2010, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn 2018.
Cùng với đó, ngành dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao được phát triển với các công trình khai thác dầu khí biển, chế tạo giàn khoan tự nâng thăm dò ở độ sâu 100m nước.
TS. Ngô Thường San khẳng định đây là những sự kiện và thành quả quan trọng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm nền tảng để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam.
“Các bước ngoặt lịch sử đều có dấu ấn và sự chỉ đạo thành công của Đảng, Bộ Chính trị, thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ”, TS. Ngô Thường San nói.
Đến ngày 19/1/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 41-KL/TW về Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 làm tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của Ngành Dầu khí.
Đến tháng 8/2006, PVN đã chuyển đổi thành công mô hình tổng công ty sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, bước vào con đường phát triển mạnh mẽ, xây dựng nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh của Việt Nam như hiện tại.

PVN vẫn phát triển mạnh bất chấp tình hình Biển Đông phức tạp

PVN tiếp tục khẳng định vị trí là tập đoàn kinh tế trụ cột, hàng đầu của đất nước. PVN đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu chiến lược đề ra. Petrovietnam cũng nêu rõ luôn tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật.
Tập đoàn cũng phát triển đúng định hướng chiến lược thúc đẩy ngành dầu khí Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế. PVN xác định đây là yếu tố quyết định để nắm bắt các cơ hội, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động dầu khí trong nước, đồng thời tích cực đầu tư, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài để phục vụ những mục tiêu phát triển bền vững của Hà Nội.
Đường ống tại cảng xăng dầu Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
PVN đang làm ăn thế nào?
Ngày 23/7/2015, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 41 – NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
Trong đó xác định trọng tâm là tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu.
“Trong đó, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, cần phải được quan tâm chú trọng, cần phải tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà phải vươn ra nước ngoài”, Nghị quyết 41 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký nêu rõ.
Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Luật Dầu khí năm 1993, sau đó hai lần thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (năm 2000 và năm 2008). Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí trong nhiều lĩnh vực.
Trong đó tập trung vào điều tra cơ bản, đấu thầu dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí (kể cả xử lý, thu gom, tàng trữ, vận chuyển dầu khí trong khu vực khai thác cho tới điểm giao nhận và các hoạt động dịch vụ dầu khí); thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí trong phạm vi lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2019
PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư thua lỗ
Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong đó, nền công nghiệp dầu khí thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ nửa cuối năm 2014 đến nay khiến giá dầu giảm xuống mức thấp kép dài, có lúc chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn thực hiện Kết luận 41 (thậm chí có lúc chỉ còn 1/5, cá biệt có thời điểm giá dầu xuống mức âm -37 USD/thùng).
Cùng với đó là tình hình Biển Đông phức tạp, cạnh tranh địa chính trị trong khu vực, xung đột thương mại Mỹ - Trung, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, đại dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt kinh doanh sản xuất và khai thác dầu khí của PVN.
Tuy nhiên, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, với bản lĩnh, quyết tâm, tình đoàn kết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ghi nhận nhiều thành tựu đáng nể. Theo đó, tổng doanh thu toàn PVN giai đoạn 2015-2020 đạt 3.514,6 nghìn tỷ đồng, vượt 6,5% chỉ tiêu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của PVN đạt 244,4 nghìn tỷ đồng, vượt 6,3% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nộp ngân sách nhà nước đạt 614,3 nghìn tỷ đồng.
Cùng với đó, tổng tài sản của PVN không ngừng tăng, từ gần 147.000 tỷ đồng khi bắt đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế năm 2006, đến ngày hết tháng 6/2020 tăng lên 852.341 tỷ đồng. Đồng thời, vốn chủ sở hữu từ hơn 98.000 tỷ đồng tăng lên 476.663 tỷ đồng.

PVN về đích sớm chỉ tiêu khai thác dầu ở Việt Nam

Ngoài ra, bất chấp đại dịch Covid-19, tình hình Biển Đông và biến động thị trường, trong 10 tháng đầu năm 2021, PVN vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết đã về đích sớm 42 ngày chỉ tiêu sản lượng khai thác 7,99 triệu tấn dầu ở trong nước năm 2021.
Giàn khoan dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2019
PVN lên tiếng về khoản 'hoa hồng' tại dự án tỉ đô ở Venezuela
Như chúng tôi đã thông tin trước đó, kết quả khai thác dầu thô tính chung 10 tháng đạt 9,09 triệu tấn, vượt 12,4% kế hoạch.
Từ đó, PVN đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm là 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.
“Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, thua lỗ dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, những đóng góp quan trọng của PVN thể hiện nỗ lực rất lớn của Tập đoàn, các đơn vị thành viên và gần 60.000 người lao động Dầu khí”, đại diện PVN khẳng định.
Petrovietnam nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất của Tập đoàn đối mặt với vô vàn khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị. Ngoài ra, việc suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và những vướng mắc về cơ chế trong đầu tư phát triển mỏ mới chính là những thách thức rất lớn với PVN cùng các nhà thầu và người điều hành mỏ.
Mặc dù vậy, Tập đoàn Dầu khí khẳng định tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các giải pháp nâng cao thu hồi dầu, đội ngũ kỹ sư và người lao động PVN đã nỗ lực nhằm đạt sản lượng khai thác tối đa trong điều kiện an toàn kỹ thuật cho phép, tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tích cực nhằm bảo vệ nguồn thu, đóng góp cao nhất cho ngân sách nhà nước.

Đằng sau thành công của PVN

Năm 2021 là dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2021).
Nhìn lại chặng đường 6 thập kỷ qua, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Hoàng Quốc Vượng cho biết, các thế hệ người lao động dầu khí luôn vững vàng vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn và sóng gió, để ngành dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
“Sức mạnh đó có được là nhờ sự đúc kết truyền thống và tinh hoa của những người đi tìm lửa”, Chủ tịch PVN nói và nhấn mạnh phương châm “đoàn kết – kỷ cương – sáng tạo – hiệu quả”, không ngừng bồi đắp khát vọng, bản lĩnh, trí tuệ, giữ lửa nhiệt huyết trong tim, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng để làm giàu cho Tổ quốc.
TS. Ngô Thường San đánh giá, chặng đường phát triển ngành dầu khí Việt Nam thấm đẫm khó khăn gian khổ, gồm cả thành công, thất bại, những thăng trầm, hoài bão, mong đợi của người làm dầu khí.
Việt Nam khẳng định có quyền khai thác dầu khí ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2018
PVN phát hiện mỏ dầu khí mới
Ông Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, hiện tại, PVN cũng phải phát triển, bám sát xu thế phát triển kinh tế - kỹ thuật - công nghệ của thế giới, chiến lược phát triển đất nước, chủ động thích nghi với các hiệp định thương mại tự do, hiệp định kinh tế mới.
Ngoài ra, Petrovietnam cũng đã tăng cường năng lực dự báo, quản trị rủi ro, ứng phó có hiệu quả các biến động, bất định, đối diện với suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn trên Biển Đông.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong muốn các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dầu khí được đồng bộ, có cơ chế, chính sách phù hợp để PVN phát triển bền vững.
Điều này có thể được thực hiện thông qua tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực cốt lõi - thăm dò, khai thác dầu khí, chính sách thu hút đầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần có sự thay đổi theo hướng ổn định và mở hơn, khuyến khích hơn, đặc biệt trong tình hình hiện nay, để vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông vừa thu hút được vốn, công nghệ tiên tiến từ quốc tế phát triển ngành công nghiệp dầu khí của đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала