"Liên quan đến các hành động thù địch chưa từng có của chính phủ Anh, cụ thể là trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quan chức cấp cao của Nga, đã quyết định đưa các thành viên chủ chốt của chính phủ Anh và một số nhân vật chính trị vào "stop -list" của Nga", - thông cáo của Bộ ngoại giao Nga cho biết .
Trong số những nhân vật rơi vào danh sách trừng phạt gồm có Thủ tướng Boris Johnson, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và các thành viên khác trong Nội các.
Danh sách sẽ được mở rộng. Như Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, danh sách sẽ bao gồm các chính trị gia và nghị sĩ "góp phần kích động sự cuồng loạn chống Nga, thúc đẩy 'phương Tây tập thể' sử dụng luận điệu đe dọa khi đối thoại với Moskva, và tham gia vào các hành động kích động vô đạo đức của chế độ tân phát xít Kiev".
Theo lời Ngoại trưởng Anh Liz Truss, hơn một nghìn người Nga đang bị trừng phạt. Các hạn chế liên quan đến việc đóng băng tài sản và lệnh cấm nhập cảnh vào lãnh thổ vương quốc. Hạn chế được đưa ra để"ngăn chặn các hành động của Nga nhằm gây bất ổn cho Ukraina, đe dọa và phá hoại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của nước này".
Сuộc chiến kinh tế
Các nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.