"Quyết liệt chưa từng có". Washington và Brussels đang mưu toan điều gì ở châu Âu

Trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, các nhà chức trách của Phần Lan và Thụy Điển đang tích cực thảo luận về việc gia nhập NATO. Đồng thời, Brussels đang củng cố sườn Đông Âu, triển khai các nhóm quân sự mới và đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn chống lại Matxcơva.
Sputnik
Về các hành động mới nhất của Liên minh Bắc Đại Tây Dương - trong tài liệu của Sputnik.

Kịch bản NATO mở rộng sang Scandinavia

Phần Lan và Thụy Điển đã trung lập trong nhiều thập kỷ và tuân thủ nguyên tắc không tham gia vào các khối liên minh quân sự. Sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, cả các đảng chính trị ủng hộ chính phủ và đối lập của các quốc gia Scandinavia xem xét về việc gia nhập liên minh NATO.
Theo Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, quan hệ giữa Matxcơva và Helsinki sẽ không bao giờ như cũ nữa. Bà Marin cho rằng, trong bối cảnh "những thay đổi quan trọng trong hệ thống an ninh châu Âu", việc gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương là cần thiết.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson có quan điểm tương tự. Theo truyền thông Thụy Điển, bà Andersson đã thông qua quyết định cuối cùng. Cả hai nước dự kiến ​​sẽ nộp đơn tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào ngày 29-30/6.
Đã từ lâu NATO chờ đợi Phần Lan và Thụy Điển. Tổng thư ký Jens Stoltenberg hứa sẽ tiếp nhận họ trong thời gian sớm nhất. Sự nhiệt tình như vậy là khá dễ hiểu: bán đảo Scandinavi và trên thực tế toàn bộ bờ Biển Baltic sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Brussels. Và thành phố cảng Murmansk quan trọng nhất của Nga sẽ chỉ cách biên giới của NATO 100 km. Theo NATO, điều này sẽ làm gia tăng đáng kể sức ép đối với Matxcơva.
Điện Kremlin phản ứng ngay lập tức trước động thái này. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng, chiều dài đường biên giới trên bộ của NATO với Nga sẽ tăng hơn gấp đôi. Nga sẽ phải củng cố lực lượng trên bộ, trên biển và trên không ở biển Baltic để khôi phục sự cân bằng quân sự. Ông Medvedev cũng tuyên bố không có thêm cuộc đàm phán nào về việc phi hạt nhân hóa Baltic, Nga không còn thực hiện bất kỳ biện pháp phi hạt nhân hóa Baltic nào.

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích: "Ở đây không nói về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu vực Kaliningrad - nơi quá gần biên giới của kẻ thù tiềm tàng. Ở đây nói về việc Thụy Điển, Phần Lan và các quốc gia Baltic sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp cho hoạt động răn đe hạt nhân của chúng tôi. Trước đây, các quốc gia gần nhất mà chúng tôi có thể nhắm tên lửa là Ba Lan và Na Uy. Nhưng, khác với nguy cơ Ukraina gia nhập liên minh, việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO không tạo ra mối đe dọa lớn đối với chúng tôi bởi vì ở các nước Scandinavia các nhà lãnh đạo là những người tỉnh táo hơn. Và Nga không có tranh chấp lãnh thổ với các nước này, vì vậy cán cân quyền lực khó có thể thay đổi".

Anh kêu gọi giải tán NATO

Sườn phía đông

Họ đang tiếp tục gây sức ép lên Nga từ các hướng khác. Mới đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng, NATO đang lên kế hoạch triển khai một lực lượng quân sự toàn diện thường trực ở biên giới của mình trong nỗ lực chống lại “sự xâm lược của Nga”.
Theo ông, khối Bắc Đại Tây Dương đang "ở giữa một sự chuyển đổi rất cơ bản" sẽ phản ánh "hậu quả lâu dài" của các hành động của Matxcơva. Hiện có hàng chục nghìn quân nhân ở Đông Âu dưới sự chỉ huy trực tiếp của NATO.
Trước đó, các nguyên thủ quốc gia của liên minh đã khẳng định sự thống nhất trong việc phản đối "nỗ lực của Nga nhằm phá hủy nền tảng an ninh và ổn định quốc tế", cũng như ý định gây "áp lực phối hợp quốc tế" lên Điện Kremlin.

"Để đối phó với các hành động của Nga, chúng tôi đã kích hoạt kế hoạch phòng thủ, triển khai các đơn vị của Lực lượng Phản ứng NATO và bố trí 40.000 binh sĩ ở sườn phía Đông, cùng với các loại vũ khí không quân và hải quân, dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy quân sự NATO, có sự hỗ trợ của các lực lượng đồng minh", - bản tuyên bố chung của NATO sau cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels nêu rõ. - "Chúng tôi cũng đang thành lập thêm bốn nhóm chiến đấu đa quốc gia ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia".

Xin nhắc lại rằng, các nhóm chiến đấu tương tự đã được thành lập vào năm 2016 ở Latvia, Lithuania, Estonia và Ba Lan. Mỗi nhóm bao gồm khoảng một nghìn binh sĩ. Tức là, NATO tăng gấp 10 lần quân số ở phía đông gần biên giới Nga.
Tướng Anh giải thích lý do tại sao NATO tránh đối đầu với Nga

Thêm tiền và binh lính

Ngoài ra, các nước NATO đã quyết định đầu tư nhiều hơn vào vũ khí. Ví dụ, chính quyền Hoa Kỳ đề xuất khoản chi tiêu 773 tỷ USD cho Lầu Năm Góc, tăng 69 tỷ USD, tương đương 9,8% so với mức chi năm 2021.
Berlin sẽ tăng ngân sách quân sự ít nhất 100 tỷ euro: chi tiêu quốc phòng sẽ vượt quá 2% GDP. Số tiền này sẽ được sử dụng để tái trang bị cho Lực lượng Không quân (cụ thể là mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ để thay thế phi đội máy bay chiến đấu Tornado đã lỗi thời).
Ba Lan sẽ tăng quân số lên 300 nghìn quân, gấp đôi so với hiện tại. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski bày tỏ sự sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev gọi sáng kiến ​​này là "đặc biệt trơ tráo". Xét cho cùng, NATO thường xuyên cảnh báo Nga không nên di chuyển các phương tiện răn đe hạt nhân chiến lược sang lãnh thổ Belarus.
Trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, nhiều thành viên NATO đã quyết định cập nhật kho vũ khí của riêng họ. Slovakia, Cộng hòa Séc, Romania, Ba Lan và các đồng minh khác đã hưởng ứng lời kêu gọi của Washington và gửi trang thiết bị quân sự thời Liên Xô tới Kiev.
Như một phần thưởng cho lòng trung thành, Lầu Năm Góc hứa sẽ cung cấp cho họ những vũ khí hiện đại hơn. Theo các chuyên gia, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao ngất ngưởng cho các tập đoàn quốc phòng Mỹ: như mọi khi, Nhà Trắng không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm tiền.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia quân sự đánh giá nguồn lực dự trữ của NATO giúp Ukraina
Thảo luận