Mạng xã hội phương Tây biến thành công cụ chính trị chống Nga-Trung như thế nào

Trung Quốc định tính YouTube là phương tiện đấu tranh chính trị. Trước đó, dịch vụ này đã chặn kênh của ứng viên John Lee, người muốn tranh chức đứng đầu ban quản trị Hồng Kông.
Sputnik
Theo tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, bước đi này là lần kế tiếp cho thấy Hoa Kỳ không ngừng nghỉ những nỗ lực thâm độc hòng can thiệp vào công việc của Đặc khu hành chính Hồng Kông và các vấn đề chính trị nội bộ của CHND Trung Hoa.
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam tại một cuộc họp báo
Trưởng Đặc khu Hồng Kông hiện tại, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) tuyên bố sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Thay chỗ bà, ứng viên John Lee (Lý Gia Siêu) từng giữ chức Phó Trưởng đặc khu, đứng đầu ngành cảnh sát, sẽ được đề cử vào chức vụ này. Trước đó, John Lee đã làm việc ở nhiều cương vị khác nhau trong các cơ cấu thực thi pháp luật ở Hồng Kông, năm 2019, ông ta đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống bạo loạn và là nhân vật ủng hộ thông qua Luật An ninh Quốc gia mới của Hồng Kông. Vì động thái này, Hoa Kỳ đã áp đặt biện pháp trừng phạt chống John Lee.
Bây giờ YouTube lý giải quyết định phong toả kênh tuyên truyền của John Lee là bởi công ty chấp hành lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Một số «gã khổng lồ công nghệ» khác cũng làm như vậy, trong đó có Meta.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cuộc chiến chống tin giả: Truyền thông phương Tây quảng bá dối trá về tình hình Ukraina

Nhưng có điểm vô lý

Các biện pháp trừng phạt áp dụng với quan chức Hồng Kông từ năm 2020. Vậy thì vì lý do nào mà đến bây giờ kênh YouTube mới bắt đầu chặn, vào đúng thời điểm John Lee cần bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử. Còn Meta, để biện minh, cho đến nay chỉ thông báo chặn các dịch vụ thanh toán của trang đối với John Lee. Nhưng không có gì chắc chắn để nói về những sự kiện sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.
Nghịch lý của tình huống bao hàm ở chỗ các công ty phương Tây, vốn luôn quảng bá là dịch vụ phi chính trị, hoạt động thuần tuý theo tôn chỉ củng cố và mở rộng tự do và truy cập vừa tầm dành cho mọi người dùng Internet, thì lại đang làm việc như một công cụ của cuộc đấu tranh chính trị. Tài khoản của nhiều hãng truyền thông Nga, cũng như một số hãng truyền thông Trung Quốc, đã không chỉ một năm bị dán nhãn tiêu cực đặc biệt rằng «đây là ấn phẩm do Nhà nước Nga hoặc Trung Quốc quản lý». Đồng thời các phương tiện truyền thông do chính quyền Mỹ kiểm soát thì vì lý do nào đó không hề có đánh dấu như vậy. Nào đâu sự bình đẳng của tất cả trên mạng Internet và sự thống nhất của các quy tắc vô tư khách quan?
Fake news
Tiếp theo càng nhiều điểm vô lý hơn. Trong thời gian cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua, khi nguyên thủ quốc gia đương nhiệm Donald Trump và ứng viên từ đảng Dân chủ Joe Biden cùng đấu tranh giành chức Tổng thống, các mạng xã hội Mỹ đã khóa tài khoản của Trump. Rồi mới đây, sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, thì Facebook, Twitter, YouTube và các dịch vụ Internet khác của phương Tây theo nhau chặn chương trình phát sóng của các phương tiện truyền thông Nga. Hiện tại trên cùng kênh YouTube, chỉ bằng mắt thường cũng thấy rõ trong số 10 video đề tài ngẫu nhiên về tình hình Ukraina thì 9 video phản ánh lập trường của Ukraina hoặc phương Tây, và chỉ hãn hữu 1 video ngắn do phía Nga quay xuất hiện trước mắt người dùng YouTube.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà báo Brazil: Phương Tây "bịt miệng" những người bất đồng chính kiến trong tình huống với Ukraina

Không thể tin vào huyền thoại về sự trung lập chính trị của doanh nghiệp phương Tây

Điều này đặc biệt đúng với các nền tảng công nghệ cung cấp thông tin liên lạc trong không gian Internet và là nhà tổ chức phổ biến thông tin. Họ không còn làm việc tự do nữa, mà phải hành động phục vụ lợi ích chính trị của quốc gia mà họ đặt chân, - như ông Châu Phong (Zhu Feng) Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Khi Nga, Trung Quốc và hàng loạt nước khác thúc đẩy khái niệm chủ quyền Internet, nêu đề xuất rằng mỗi nước nên có chủ quyền kiểm soát đối với phân khúc không gian mạng của riêng mình, thì cộng đồng phương Tây lớn tiếng cáo buộc dường như các nước này lobby-vận động hành lang để kiểm duyệt trực tiếp và phân mảnh mạng toàn cầu thống nhất. Quả thực Internet được xây dựng như một không gian thống nhất, để mọi người dùng từ mọi góc trên địa cầu đều có quyền bình đẳng truy cập thông tin. Tuy nhiên, khi Internet thâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống của mỗi đất nước, cũng phát sinh cả những mâu thuẫn gắn với đặc tính văn hoá dân tộc, lịch sử, phong tục, chuẩn mực xã hội của những nước riêng biệt. Nhưng đó vẫn không phải là vấn nạn có thể phá hủy mạng lưới toàn cầu
Còn quá trình chính trị hóa dịch vụ Internet toàn cầu đang liên tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng dưới bàn tay thao túng của Washington sẽ dẫn đến sự phân mảnh hoàn toàn của không gian Internet. Trong trường hợp đó, mạng lưới toàn cầu sẽ chia thành những phân mảnh thậm chí không theo đặc điểm địa lý, mà là trên bình diện chính trị, trong mỗi phân mảnh này sẽ tạo thành những tự sự riêng và thực tại tách biệt. Không cần nghi ngờ gì, tất cả những điều này sẽ phá huỷ sự tin cậy của tiến trình toàn cầu hóa, - chuyên gia Châu Phong tin chắc.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Tin giả Ukraina về chiến dịch đặc biệt của Nga vô lý đến mức đã thành chuyện đùa
Điều thú vị nhất là trong trường hợp của John Lee, không rõ các công ty phương Tây đang cố đạt đến hiệu quả gì. Hiện tại, ông vẫn là ứng viên độc nhất cho chức vụ đứng đầu chính quyền đặc khu Hồng Kông. Do đó, sự cấm đoán của YouTube hầu như chẳng ảnh hưởng gì đến tương lai chính trị của ông này. Mặt khác, người dùng mạng ở Hồng Kông sẽ ngày càng thấy rõ chân tướng về sự tham gia vào chính trị của cái gọi là dịch vụ Internet toàn cầu. May thay, hiện có các tiện ích của Trung Quốc tương tự như YouTube, Twitter và Facebook, và phần nhiều thậm chí còn tiện dụng và quen thuộc hơn đối với người dùng Trung Quốc. Quả là theo quy định pháp luật, các dịch vụ mạng của Trung Quốc được yêu cầu chặn những nội dung không phù hợp. Nhưng nếu cả các «BigTech» phương Tây cũng làm như vậy, mà không rõ vì lợi ích chính trị của ai, thì hẳn là tiêu chí lựa chọn đối với nhiều người dùng Internet sẽ thay đổi.
Thảo luận