- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Cuộc chiến chống tin giả: Truyền thông phương Tây quảng bá dối trá về tình hình Ukraina

© AFP 2023 / John Macdougalltruyền thông
truyền thông - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng khi các lực lượng vũ trang Nga thực hiện thành công nhiệm vụ chiến đấu, ghi nhận gia tăng số lượng tin bài giả mạo quá khích trên các phương tiện truyền thông phương Tây.
Đại diện thường trực của LB Nga tại Liên Hợp Quốc cũng xác nhận tình huống này, ông Vasily Nebenzya thông báo có hàng triệu tin giả mạo về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina trên các mạng xã hội. Sputnik sẽ dẫn ra một số ví dụ.
Thông thường, thông báo giả mạo là những bản ghi cũ thời chiến sự ở Donbass năm 2014-2015 hoặc những nỗ lực đổ vấy tội ác của Lực lượng vũ trang Ukraine (APU) và các tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa thành ra hành động của quân nhân Nga. Ngoài ra, nhiều kênh liên tục phát tán thông tin về sự cố đình trệ hệ thống tài chính của các ngân hàng Nga, những thay đổi về điều kiện cho vay hoặc hoạt động của thẻ ngân hàng. Các nguồn chính thức đều bác bỏ những thông tin không xác thực như vậy.

"Hiện giờ trên các mạng xã hội lan tràn cuộc chiến thông tin chống Nga. Bởi không hề có bằng chứng nào về việc quân đội Nga phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự, người ta dùng hình ảnh các cuộc tấn công và đánh nhầm của Ukraina, cũng như cảnh quay và video từ Donbass, ghi lại tội ác của các phần tử theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina, trưng ra với chú thích là hoạt động của quân Nga", - ông Nebenzya nói.

Sputnik  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đại diện thường trực các nước EU thông qua lệnh cấm phát sóng RT và Sputnik
Trên các mạng xã hội đăng cả loạt hướng dẫn về cách quay những cảnh nguỵ tạo, dàn dựng hay cắt dán thô thiển nhằm hạ uy tín chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bảo vệ DNR và LNR. Và tính chung, như ông Nebenzya thông báo, có khoảng 1,2 triệu «tác phẩm» giả mạo như vậy lan truyền trên các mạng xã hội Ukraina hôm nay.
Cơ quan quân sự Nga lưu ý rằng khi lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhiệm vụ chiến đấu càng thành công, thì số thông báo giả mạo và tin sai lệch hoàn toàn càng lớn, mức nguỵ tạo càng công nhiên trắng trợn. Những thông tin giả này do «đội quân divan-bàn phím Ukraina» phát tán, - Bộ Quốc phòng cho biết. Cần lưu ý rằng Cơ quan An ninh Ukraina (SBU) cũng ráo riết tham gia vào hoạt động này.
Kết nối thúc đẩy công cuộc «làm hàng giả» thông tin còn có các dịch vụ tìm kiếm phương Tây và mạng xã hội. Người dùng mạng liên tục nhìn thấy các thông báo với tiêu đề gây sốc, lan truyền thông tin dối trá về hành động của các quân nhân Nga hoặc hô hào người dân Nga biểu tình phản đối chiến dịch ở Ukraina.
Cơ quan LB Nga về Giám sát Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đại chúng («Roskomnadzor») đã yêu cầu Google hạn chế quyền truy cập vào quảng cáo chuyên đề, truyền tải những tin bài sai sự thật rằng có «nhiều nạn nhân» của Lực lượng Vũ trang Nga ở Ukraina. «Roskomnadzor» đã gửi thư tới Google LLC đòi hỏi «hạn chế lập tức lối truy cập vào những tài liệu không xác đáng trong khuôn khổ quảng cáo theo ngữ cảnh của Google Ads».
Google news screenshot - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Google Discover và Google News giới hạn hiển thị tài liệu từ tất cả nguồn của MIA Rossiya Segodnya
Còn trên mạng xã hội Facebook, có kẻ giả mạo RIA Novosti đưa ra những thông điệp sai trái với lời kêu gọi phản đối chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina, mà trên thực tế RIA Novosti và các nguồn lực khác của hãng thông tấn quốc tế «Rossiya Segodnya» hoàn toàn không có liên quan gì.Đồng thời, Facebook ra mặt cấm người dùng có phát ngôn chống Mỹ. Còn các trang của phương tiện truyền thông Nga trên Twitter, Facebook và Instagram đều bị đánh dấu là «Phương tiện truyền thông này nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước Nga». Tất cả các phương tiện truyền thông Nhà nước của Nga đã tắt quảng cáo và mục thương mại hoá. Ngược lại, quảng cáo trên các trang giả mạo vẫn được bảo lưu. Kết quả là hầu như không thể tìm thấy trang thực của một trong những kênh tin tức chính của đất nước như «Rossiya 24». «Roskomnadzor» ra chỉ thị làm chậm hoạt động của mạng xã hội thù địch ở Nga.
Cả Internet và truyền hình cũng chẳng thua kém trên bình diện này. Fox News bắt đầu thông báo về tình hình «đạn bom» ở Ukraina với cảnh quay cuộc tập trận của Nga từ năm 2021. Còn tờ báo Đức Bild thậm chí mạnh tay hơn – minh họa về những gì đang xảy ra bằng cảnh quay thảm họa nhân tạo năm 2015 ở Thiên Tân, Trung Quốc. Một «đồ dởm» khác đến từ Ý, bị độc giả phát hiện và ấn phẩm buộc phải xin lỗi. Tờ Sole 24 Ore đăng tải đoạn video trong đó dường như Không quân Nga đang «ném bom oanh tạc» Kiev. Trên thực tế là cảnh cuộc diễu binh năm 2020. Tờ báo kinh doanh này đã phải gỡ bài.
Ứng dụng RT hiển thị trên điện thoại thông minh phía trước logo RT và Sputnik - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kiểm duyệt núp bóng bảo vệ các giá trị: phương Tây chính trị hóa các mạng xã hội

Tin giả phát tán theo quy mô khác nhau

Chẳng hạn, Kiev tự hào thông báo về «cuộc giao tranh dũng cảm» của lực lượng biên phòng Ukraina trên đảo Zmeiny ở Biển Đen gần Odessa, mà thực tế hoàn toàn không tồn tại. Tổng thống Zelensky tuyên bố rằng toàn bộ 13 binh sĩ Ukraina dường như đã «hy sinh» đều được vinh danh và truy tặng danh hiệu Anh hùng Ukraina. Thế nhưng họ vẫn sống sờ sờ. Các quân nhân từ Đảo Zmeiny gồm 82 người hiện đang ở Sevastopol thuộc Nga. Trong số này không chỉ có lính biên phòng, mà còn có nhân viên an ninh và đặc nhiệm Ukraina. Sau khi thực hiện các thủ tục pháp lý nhất định, tất cả binh sĩ Ukraina sẽ được thả về đoàn tụ với gia đình. Muộn hơn một chút, chính lực lượng hải quân Ukraina chính thức thừa nhận rằng những người bảo vệ Đảo Zmeiny đều còn sống nguyên và đang là tù binh.
Rất thường xuyên có chuyện là trong mục Thời sự của truyền thông phương Tây chiếu cảnh tưởng như sự kiện thật nhưng lại là cắt ra lắp ghép chế tác từ các trò chơi điện tử. Một trong những video này lan truyền trên nhiều nền tảng khác nhau, không hề quay ở Ukraina, mà là từ trò chơi Arma 3. Một số người dùng mạng chia sẻ đoạn video trên Facebook và Twitter. Còn đoạn video gốc xuất hiện trên kênh YouTube Compared Comparisons vào tháng 1 năm 2022, từ trước khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt. Ngay cả Bloomberg cũng đã viết về nó. Không hiếm khi người ta sử dụng công nghệ giả sâu (deep-fake) để tạo ra lời kêu gọi thực tế từ các nhân vật chính giới.
Biểu trưng truyền thông xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Mạng xã hội hiện có sức ảnh hưởng lớn hơn các phương tiện truyền thông
Trên mạng xã hội Telegram đăng tải nhiều thông tin về các sự kiện ở Ukraina. Đồng thời cũng xuất hiện vô số thông tin sai lệch từ phía Lực lượng vũ trang Ukraina. Người tạo lập ứng dụng Telegram là Pavel Durov đề nghị, trong trường hợp tình hình leo thang, sẽ hạn chế một phần hoặc hoàn toàn hoạt động của kênh Telegram ở các nước hữu quan trong suốt thời gian xung đột.

"Chúng tôi không muốn Telegram bị sử dụng như công cụ để làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột và kích động hận thù sắc tộc", - Durov viết.

Nhưng sau đó, Durov đã từ bỏ ý tưởng này, khi đông đảo người dùng yêu cầu không xem xét phương án tắt các kênh Telegram, bởi đối với họ đây là nguồn thông tin duy nhất. Hiện giờ Telegram có hàng loạt kênh đảm trách phát hiện xác minh thông báo giả mạo.
Biểu trưng của Google tại Triển lãm hàng tóa Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Google cho biết đang chặn các kênh YouTube liên quan đến RT và Sputnik ở Châu Âu
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала