Trước đó, Ngân hàng TMCP Quân đội cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng được xếp loại “yếu kém, thuộc diện tái cơ cấu” theo chủ trương của Chính phủ. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp MB tận dụng các cơ hội tăng trưởng quy mô nhanh chóng, đồng thời củng cố và nâng hạng vị thế trên thị trường.
MB sẽ bán cổ phần ở Campuchia
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) dựa kiến sẽ bán khoảng 49% cổ phần của mình tại Campuchia cho Ngân hàng TNHH Shinsei của Nhật Bản với số tiền không được tiết lộ sớm nhất là vào quý IV, Tổng Giám đốc Ngân hàng Lưu Trung Thái cho biết.
Được biết, MB đã chi 75 triệu đô la để thành ngân hàng thương mại 100% vốn tại Campuchia vào năm 2018.
MB, đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 23% trong năm nay, có kế hoạch mua lại một ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn của Việt Nam trong năm nay, ông Thái cho biết.
Chính phủ Việt Nam đang tìm cách tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng, OceanBank và GPBank như một phần của cuộc đại tu hệ thống ngân hàng của đất nước.
“Chúng tôi coi việc tiếp nhận một ngân hàng được tái cấu trúc là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi phát triển vì nó sẽ giúp chúng tôi tăng tổng tài sản và cho vay”, - ông Thái nói.
Theo ông, MB kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng 20% với tổng tài sản tăng từ 15% đến 18% trong năm nay 2022.
Ngân hàng đặt mục tiêu có thêm 100.000 khách hàng doanh nghiệp mới và khoảng 5 triệu khách hàng cá nhân mỗi năm, ông Thái cho biết. MB ước tính 18% thu nhập của mình đến từ hai đơn vị bảo hiểm và môi giới trong năm nay, tăng so với khoảng 13% của năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của MB ít thay đổi vào cuối phiên giao dịch hôm 22/4 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý, cổ phiếu MBB bị bán mạnh trong 2 phiên đầu tuần và hồi phục trong 3 phiên cuối tuần.
MB sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng
Trước đó, Ngân hàng TMCP Quân đội cho biết, ngân hàng này "đã tìm kiếm và nghiên cứu cơ hội tham gia tái cơ cấu một tổ chức tín dụng và hỗ trợ đối với một số quỹ tín dụng nhân dân".
Việc tái cơ cấu được triển khai theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và được cho là sẽ giúp MB tận dụng các cơ hội tăng trưởng quy mô nhanh chóng so với tốc độ hiện nay, cũng như củng cố và nâng hạng vị thế trên thị trường.
Các ngân hàng được xếp loại yếu kém thuộc diện tái cơ cấu bao gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Vào đầu tháng 2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thúc giục thực hiện ngay việc xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương và tiếp tục xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại cho hai ngân hàng yếu kém còn lại.
Hội đồng quản trị MB dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông (vào ngày 25/4) xem xét thông qua phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng. Ngân hàng này kỳ vọng sẽ thực hiện thành công phương án này, mở ra cơ hội tăng tốc từ 1,5 - 2 lần tốc độ phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới.
Năm 2022, MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% lên 20.300 tỷ đồng. Trường hợp nền kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, mục tiêu tăng trưởng là 15% lên 19.000 tỷ đồng.
Cũng trong đại hội này, MB sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ đồng lên 46.882 tỷ đồng, bao gồm phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phương án tăng vốn đã được phê duyệt trước đó.
Ngân hàng muốn phát hành 755,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 20%. Cổ phiếu phổ thông phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ không bị hạn chế trong việc chuyển nhượng.
MB có kế hoạch chào bán riêng lẻ thêm 65 triệu cổ phần phổ thông cho nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính, có năng lực kinh doanh, công nghệ, có thể hợp tác phát triển các hoạt động kinh doanh phù hợp chiến lược của ngân hàng.
MB cũng sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892 tỷ đồng mà đại hội cổ đông đã thông qua năm 2021, bao gồm việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho Viettel, cùng với việc phát hành hơn 19 triệu cổ phiếu ESOP.