Các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng năm 2023 thế giới phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Đức, Joachim Ruckwid, đã nói: “Nếu sự gián đoạn tiếp tục, từ năm2023 hậu quả không tránh khỏi là sản lượng lương thựcthấp hơn đáng kể”.
Dự báo của Matthias Berninger, trước đây là Ngoại trưởng của Bộ Nông nghiệp và hiện là Trưởng ban Cộng đồng và Bền vững tại Công ty đa quốc gia về hóa dược phẩm Bayer AG, thậm chí còn bi quan hơn: “Năm 2023 thế giới phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.
Dự báo u ám này có vẻ "gần như là ngày tận thế." Nhưng Berninger không đơn độc trong mối quan tâm của mình. Nhà kinh tế học Bonn Matin Kaim tin rằng cuộc khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến nạn đói của 100 triệu người. David Beasley, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, cũng đồng ý với ông. Ông nói, tình trạng thiếu lương thực ngày càng lan rộng sẽ kích hoạt các luồng di cư mới và dẫn đến một cuộc khủng hoảng khiến cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 “chỉ giống như một cuộc dã ngoại trong công viên”.
Phân bón đã trở thành một mặt hàng quá đắt đỏ với nhiều nước nghèo. Những người chơi chính trong thị trường này là các nhà máy kali, vốn rất quan trọng đối với nhân loại, đặt tại Urals và Belarus. Hiện tại các nhà máy này đang phải chịu lệnh cấm vận của phương Tây. Phân đạm không phải là một giải pháp thay thế vì giá khí đốt hiện nay quá cao nên không thể sản xuất phân đạm với giá cả phải chăng.
Brazil lo ngại thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh tình hình hiện nay. Tình hình ở châu Phi thậm chí còn tồi tệ hơn. Do điều kiện khí hậu nên việc trồng ngũ cốc ở nhiều vùng là không thể, khiến họ phải nhập khẩu, những mặt hàng này ngày càng trở nên vượt quá túi tiền của cư dân của Lục địa đen, tờ Compact viết.