Trung Quốc đóng xả đập thủy điện ở thượng nguồn, Việt Nam tụt hạng an ninh lương thực

© Ảnh : Public domainBig C
Big C - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2022
Đăng ký
Trong bảng xếp hạng an ninh lương thực năm 2021 mới được công bố, Việt Nam xếp thứ 61/113 quốc gia, tụt 7 hạng so với năm 2020. Đặc biệt, điểm số về tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi của Việt Nam ở mức khá thấp, khi cả đất và nước, hai nguồn tài nguyên quan trọng cho nền nông nghiệp, đều gặp nhiều vấn đề.
Việc các con đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông đóng xả theo nhu cầu phát điện của Trung Quốc và Lào, đã khiến cho mực nước sông Mê Kông biến động bất thường. Điều này được cho là có thể giết chết hệ sinh thái của dòng sông, gây ra nhiều hậu quả khôn lường về mặt môi trường.

Việt Nam tụt 7 hạng an ninh lương thực toàn cầu

Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực toàn cầu trong tháng 3 đã tăng 13% so với tháng 2; đạt 159,3 điểm so với mức 141,4 điểm của tháng 2.
Kể từ khi được ghi nhận từ năm 1990, đây là lần đầu tiên chỉ số chạm đến ngưỡng kỷ lục này. FAO đã đưa cảnh báo giá lương thực và thực phẩm có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới
Trước đó, năm 2020, chỉ số lương thực của Việt Nam chỉ đứng thứ 54/113 nước, dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Singapore, một đảo quốc nhỏ, lại đứng đầu thế giới về chỉ số này.
Khi đó, lãnh đạo Chính phủ đã nêu ra nghịch lý này và yêu cầu ngành nông nghiệp phân tích những yếu kém của nền nông nghiệp nước nhà để giải quyết những khó khăn, tồn đọng, từ đó củng cố an ninh lương thực quốc gia.
Đến nay, trong bảng xếp hạng được công bố năm 2021, Việt Nam xếp thứ 61/113 quốc gia, tụt 7 hạng so với năm 2020.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore vẫn đứng đầu nhưng đã rớt xuống vị trí thứ 15 trên bảng xếp hạng chung. Tiếp theo là Malaysia xếp hạng 39 thế giới và Thái Lan hạng 51. Xếp sau Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á là Philippines, đứng thứ 64 thế giới.
Pho mát Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Chuyên gia: Thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực vào mùa thu năm nay

Báo động chất lượng đất và nước

Hiện tổng điểm của Việt Nam trên bảng xếp hạng là 61,1/100. Điểm tổng được tính từ 4 điểm số thành phần gồm: khả năng chi trả là 68,9; tính sẵn có (của lương thực) 60,4; chất lượng và sự an toàn là 64,3; tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi chỉ có 44,9.
Dù điểm tổng có giảm, điểm số về chất lượng và sự an toàn của lương thực đã được cải thiện đáng kể từ 51,7 lên 64,3 điểm. Một ví dụ rõ nét là lương thực thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính ngày càng nhiều và được ưa chuộng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng nằm top đầu thế giới và cao hơn cả Thái Lan. Các doanh nghiệp thủy sản cũng cho biết đã vượt qua Thái Lan về mặt này.
Tuy vậy, khả năng chi trả của người dân lại giảm mạnh từ 75,1 điểm xuống chỉ còn 68,9 điểm. Điều này cho thấy thu nhập của người dân đã giảm vì nhiều lí do như dịch bệnh, lạm phát.
Đặc biệt, điểm số về tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi chỉ có 44,9. Cả đất và nước – hai nguồn tài nguyên quan trọng liên quan đến sản xuất lương thực đều gặp nhiều vấn đề.
Đối với nước, rủi ro về lượng nước phục vụ nông nghiệp cao hơn mức trung bình chung của thế giới đến 14,2%. Trong khi đó, rủi ro về chất lượng nước phục vụ nông nghiệp lên tới 41,8% so với trung bình thế giới. Điều này có nghĩa là, nước phục vụ cho nông nghiệp của Việt Nam đã ít mà chất lượng chỉ bằng một nửa so với trung bình.
Điều này có lý do rõ ràng khi nguồn nước từ thượng nguồn Mê Kông bị chi phối bởi các đập thủy điện thượng nguồn. Thời gian qua, các con đập này đóng xả theo nhu cầu phát điện của Trung Quốc và Lào, khiến cho mực nước sông Mê Kông biến động bất thường.
Vừa qua, các đập lớn tại Trung Quốc như đập Tiểu Loan đã xả 668 triệu mét khối và đập Nọa Trát Độ xả 286 triệu mét khối nước. Việc các đập phía trên xả nước và ngay lập tức bị giữ lại bởi các đập phía bên dưới ở Trung Quốc.
Trong 2 tuần đầu tháng trước, các đập thủy điện Trung Quốc đã lần lượt xả từ gần 1 tỉ mét khối nước lên đến hơn 2 tỉ mét khối, khiến mức nước Mê Kông nhiều nơi tăng 2 mét so với dòng chảy tự nhiên. Nhưng trong 2 tuần cuối tháng 3, các con đập này đã giảm mạnh lượng xả. Điều này gây ra nhiều bất thường về mực nước, được cho là có thể giết chết hệ sinh thái của dòng sông, gây ra nhiều hậu quả khôn lường về mặt môi trường.
Một vấn đề khác của an ninh lương thực của Việt Nam là chất lượng đất. Tài nguyên đất đang bị suy thoái nhiều hơn mức trung bình của thế giới đến 19,7%. Từ đó, năng suất nông nghiệp sẽ giảm và chi phí đầu tư phân bón sẽ tăng, dẫn đến lợi nhuận của người nông dân giảm. Nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến tính bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ngoài nguyên nhân nông dân thâm canh, lạm dụng phân bón, suy thoái tài nguyên đất còn có lý do là đất không được bồi đắp phù sa từ thượng nguồn như nó vốn có.
Kệ trống trong một siêu thị ở Madrid - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Thế giới đứng trước nguy cơ bạo loạn lương thực?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала