"Các tàu được đề cập đến là hoàn toàn khác nhau, và tác dụng của tên lửa chống hạm đối với chúng cũng khác nhau. Mặc dù có một số lập luận hợp lý trong bài báo này. Chủ đề về tác động bên ngoài lên tàu chiến, cũng như hỏa hoạn và các tình huống khẩn cấp khác, là có liên quan đến nhau và không che giấu. Nhưng việc khẳng định lãnh đạo Hải quân Trung Quốc sau thảm kịch với tàu tuần dương Moskva cần khẩn trương sửa đổi kế hoạch đóng tàu của họ là một sự cường điệu quá mức".
Tên lửa chống hạm là vũ khí đáng gờm
Tại sao không dùng hợp kim nhôm để đóng tàu chiến
"Một trong những lý do dẫn đến cái chết của lớp tàu tương tự như "Sheffield" là thiết kế. Để giảm trọng lượng con tàu, các nhà đóng tàu Anh đã tích cực sử dụng hợp kim nhôm. Và chúng không chịu cháy được tốt. Những con tàu hoàn toàn bằng "thép" có khả năng chống cháy cao hơn nhiều. Thật không may, trên tàu tuần dương Moskva, đặt kỷ vào năm 1978 và đưa vào biên chế vào năm 1982 (trước khi xảy ra sự cố với tàu khu trục Anh), các hợp kim nhôm cũng đã được sử dụng trên đó. Nhưng các tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng dự án 1143, (bao gồm cả tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga và tàu Varyag của Liên Xô — Ukraina, còn được gọi là tàu Liêu Ninh, được chuyển đổi thành tàu sân bay "thuần túy"), được xây dựng sau đó, có tính đến trải nghiệm đáng buồn của cuộc chiến tranh Anh - Argentina. Quy trình đóng tàu đã thay đổi. Vì vậy tôi sẽ không nói rằng tuần dương hạm Moskva (Dự án 1164) và các tàu sân bay: Liêu Ninh, Sơn Đông do Trung Quốc tự chế tạo được thiết kế theo cùng một quy cách và tiêu chuẩn! Chỉ có thép được sử dụng trong thiết kế tàu của Liên Xô sau này!"