Chuyên gia: Pháp lo ngại nghiêm trọng về việc mất ảnh hưởng ở Mali

Những cố gắng để mô tả hố chôn tập thể ở Mali như "sự dàn dựng của người Nga" là một hành vi khiêu khích của bộ máy tuyên truyền Pháp, trường hợp cho thấy rằng, Pháp quan ngại nghiêm túc về việc mất ảnh hưởng ở Mali, và những thông tin giả mạo khác chỉ là vấn đề thời gian, - cô Mira Terada, người đứng đầu Quỹ phòng chống sự đàn áp cho biết.
Sputnik
"Các phương tiện chính tung tin sai sự thật là các phương tiện truyền thông cố tình truyền bá những lời nói dối của chính phủ. Một ví dụ gần đây nhất là thông tin về phát hiện kinh hoàng mà cư dân vùng Gossi của Cộng hòa Mali thực hiện sau khi quân đội Pháp rời khỏi đó", - cô Terada cho biết trong cuộc họp báo tại hãng thông tấn Rossiya Segodnya.

Điều gì đã xảy ra tại căn cứ quân sự Gossi?

Chuyên gia Terada đề nghị sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: ngày 19/4/2022, lực lượng Barkhane của Pháp đã bàn giao căn cứ quân sự Gossi cho lực lượng vũ trang Mali; ngày 20/4/2022, lực lượng vũ trang Mali tiến vào căn cứ quân sự của lực lượng Pháp ở Gossi ngay sau khi đội quân Pháp rời khỏi đó. Vào đêm ngày 21 tháng 4, các phát súng đã được nghe gần căn cứ Gossi, và một đơn vị quân đội Mali đi tuần tra ban đêm ở khu vực lân cận đã phát hiện ra một ngôi mộ tập thể với nhiều thi thể bị cắt xén. Các hình ảnh và video về các thi thể không xác định danh tính ngay lập tức lan truyền trên mạng xã hội và gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng địa phương, chuyên gia lưu ý.
Mira Terada, người đứng đầu Quỹ phòng chống sự đàn áp
Cô Mira Terada cho biết thêm, phát hiện kinh hoàng đã gây sốc và người dùng Internet đổ trách nhiệm cho người Pháp, hơn nữa, một tuần trước khi vụ việc xảy ra, truyền thông Mali đã đưa tin về vụ lính Pháp bắt cóc 6 người chăn cừu ở khu vực Gossi mà vẫn chưa rõ số phận của họ. Vào đêm trước khi quân Pháp rút khỏi căn cứ Gossi, người dân địa phương đã nghe thấy tiếng nổ, họ cho rằng, quân Pháp đã phá hủy một số đối tượng có thể gây tổn hại đến uy tín của họ.

“Về phần mình Pháp cố gắng phủ nhận sự liên quan đến hố chôn tập thể và gọi phát hiện kinh hoàng này là “sự dàn dựng của người Nga”. Xét theo các hình ảnh và đoạn video không thể xác định các nạn nhân trong ngôi mộ tập thể gần căn cứ Gossi thuộc chủng tộc và dân tộc nào. Cáo buộc rằng, trên đoạn video có lính đánh thuê Nga là một hành động khiêu khích của bộ máy tuyên truyền Pháp", - người đứng đầu Quỹ phòng, chống đàn áp cho biết.

Cô Terada lưu ý, trong suốt thời gian các cố vấn quân sự Nga hiện diện tại Mali, Pháp cáo buộc chính phủ Mali cộng tác với lính đánh thuê Nga, nhưng Paris vẫn không thể cung cấp một bằng chứng nào.
Trích từ video cho thấy cảnh binh sĩ chôn cất tử thi gần căn cứ quân đội ở miền bắc Mali

Tung tin đồn mang tính khiêu khích

"Vụ việc này cho thấy rằng, Pháp lo ngại nghiêm trọng về việc mất ảnh hưởng ở Mali. Và những thông tin giả mạo khác nhằm vào các lực lượng vũ trang của Mali chỉ là vấn đề thời gian. Điều tương tự đang xảy ra ở Ukraina. Truyền thông phương Tây cố gắng để áp đặt lên toàn thể nhân loại quan điểm rằng, Nga đang thực hiện các tội ác tàn bạo trên lãnh thổ Ukraina. Việc đưa tin giả về các vụ giết người ở Bucha và Kramatorsk là những ví dụ nổi bật nhất về điều này", - cô Terada nói.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hành động khiêu khích của Ukraina ở Bucha: "Lập trường truyền thông phương Tây gợi nhớ Syria"
Theo chuyên gia Terada, đúng theo câu nói "không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông", những thủ thuật tương tự không hoạt động theo cách mà các kiến ​​trúc sư của hệ thống thông tin sai lệch Anh-Mỹ muốn.

"Bức tranh sai lệch về tình hình ở Ukraina được truyền thông phương Tây vẽ ra đang bắt đầu rạn nứt dần. Nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tìm ra những vết nứt này và giáng một đòn quyết định vào chúng", - người đứng đầu Quỹ phòng, chống sự đàn áp nhấn mạnh.

Thảo luận