“Một chính sách như vậy về lâu dài sẽ làm suy yếu vai trò của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới, điều này sẽ khiến toàn bộ hệ thống tài chính phương Tây sụp đổ”, - ông nói.
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã chia cắt thế giới thành hai phần - Hoa Kỳ và các đồng minh đang cố gắng gây sức ép trừng phạt đối với Nga, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác, bao gồm cả Trung Đông, không ủng hộ các biện pháp hạn chế, chuyên gia lưu ý.
Theo ông, nhiều nước bắt đầu ít sử dụng đồng đô la hơn trong các giao dịch, vì coi đây là một loại tiền tệ không đáng tin cậy, trong khi Bắc Kinh, Delhi và Moskva từ lâu đã giao dịch bằng tiền tệ quốc gia.
“Một số quốc gia đang rời xa đồng đô la vì họ thấy cách Mỹ đóng băng tài sản bằng đồng đô la của Nga, sử dụng tiền tệ của họ như một vũ khí. Nhưng Mỹ càng sử dụng đồng đô la như một thanh kiếm, thì đồng đô la đó sẽ càng trở nên tồi tệ”, - Friedrich viết.
Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng và các sản phẩm công nghệ cao. Nhiều thương hiệu tuyên bố rút khỏi Nga. Điện Kremlin gọi các biện pháp trừng phạt mới là một cuộc chiến kinh tế, nhưng nhấn mạnh rằng đã sẵn sàng cho sự phát triển của các sự kiện như vậy.