Phép màu Việt Nam mới hấp dẫn mọi người từ khắp thế gian

Tuần qua các phương tiện truyền thông nước ngoài một lần nữa làm bạn đọc phấn khởi bởi lượng lớn những bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam, phản ánh vấn đề quan hệ quốc tế và kinh tế, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, du lịch và thể thao.
Sputnik
Chúng ta sẽ điểm những chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Việt Nam phản đối lệnh cấm của Trung Quốc

Tờ báo uy tín The Diplomat viết rằng Chính phủ Việt Nam một lần nữa kiên quyết bác bỏ lệnh cấm của Trung Quốc với việc đánh bắt cá theo mùa ở Biển Đông. Bắc Kinh giải thích rằng lệnh cấm đó hướng tới khôi phục nguồn dự trữ của biển, thế nhưng lại dành ngoại lệ cho các tàu Trung Quốc, thực tế đó gây bất bình cho các nước có ngư dân đang tiến hành công việc khai thác bình thường ở vùng biển giàu trữ lượng hải sản này.
Còn hãng thông tấn Reuters đưa tin rằng trong chuyến thăm công du của Thủ tướng Nhật Bản F. Kishida thăm Việt Nam, các bên đã nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh, kiên quyết phản đối mọi toan tính dùng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính công bố một quyết định của Hà Nội - thông qua các tổ chức quốc tế, Việt Nam cấp nửa triệu USD để viện trợ nhân đạo cho Ukraina.
“Cú bồi Domino”. Trung Quốc ‘lockdown’, Việt Nam lo đứt gãy

Phá huỷ Tam giác thương mại Thái Bình Dương như thế nào ?

Trên East Asia Forum đăng tải bài báo thú vị về hoạt động ngoại thương của CHXHCN Việt Nam. Việt Nam hiện có liên hệ giao thương với hơn 150 nước, nhưng tập trung phần lớn thương mại của Việt Nam là giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, hình thành Tam giác Thương mại Thái Bình Dương. Vị thế của Việt Nam ở trung tâm tam giác có vẻ hàm chứa nhiều rủi ro. Một mặt, Hoa Kỳ có thể ban bố biện pháp bảo hộ chống lại các đối tác thương mại với thâm hụt lớn. Mặt khác, việc phụ thuộc quá mức vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến bất ổn khi những thay đổi trong chính sách đối nội của Bắc Kinh ảnh hưởng đến thương mại với các nước láng giềng. Cấu hình thương mại hiện tại phản ánh mức độ thấp về công nghiệp hóa của Việt Nam, với đặc điểm là sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều nhân công lao động và tham gia vào các khâu thượng nguồn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác giả gợi ý rằng Việt Nam nên hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp của mình để tránh rủi ro và phá hủy Tam giác thương mại Thái Bình Dương.
Báo The Star của Malaysia minh họa quan điểm của bài viết này bằng cách cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu đựng như thế nào do cắt giảm và chậm trễ về nguồn cung nguyên-vật liệu, hệ luỵ từ chính sách phong toả-cách ly nghiêm ngặt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn đà bùng phát đại dịch Covid-19.
Trong khi đó Fortune kể về chuyện nhờ tạo ra trò chơi blockchain phổ biến nhất thế giới Axie Infinity, mà Việt Nam đã trở thành điểm nóng dành cho các công ty khởi nghiệp tiền điện tử.
The Star viết về sự hồi sinh sau đại dịch của xu hướng mở cửa hàng chuyên doanh đặc biệt cho các công ty lớn. Cũng ấn phẩm này dành chỗ trên trang cho bài báo tường thuật tình hình trong ngành than ở Việt Nam. Các công ty khai thác than của Việt Nam có tâm thế lạc quan gắn với nhu cầu cao về sử dụng than và mức giá của sản phẩm này đang tăng.
Hải đội Trung Quốc dẫn đầu là tàu sân bay «Liêu Ninh» tập trận ở Thái Bình Dương

Sức khỏe của con người và đại dương đều trong cơn nguy

Báo Nhật Bản Mainichi kể về dự án của công ty Mitsui OSK Lines nhằm dùng tàu thu gom rác thải nhựa ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, một trong những điểm tập trung rác thải nhựa đại dương lớn nhất thế giới.
Còn ấn phẩm Australia Sydney đăng bài viết về kết quả của công trình nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà thuốc công cộng trên khắp Việt Nam phân phối thuốc kháng sinh mà không có chỉ định lâm sàng rõ ràng và không cần đơn bác sĩ, dẫn đến thực tế là bệnh nhiễm trùng «nhờn» không phản ứng với thuốc kháng sinh, và đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe cộng đồng trong thế giới hiện đại.

Du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên

Tuần qua, nhiều báo chí nước ngoài đăng bài viết về chủ đề du lịch Việt Nam. AlJazeera thuật lại đà phát triển du lịch sinh thái ở một trong những địa phương nghèo nhất là Điện Biên Phủ, hướng mới sẽ giúp cư dân cải thiện đời sống đồng thời bảo tồn môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc. Bài báo kể câu chuyện sinh động về việc thành phố Sapa ở tỉnh Lào Cai lân cận, bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang và đỉnh núi mây mờ đẹp như tranh vẽ, vốn đã là một trung tâm du lịch hút khách thì nay đang biến thành công trường vĩnh cửu luôn chìm trong khói bụi.
Báo cáo của Google: Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam tăng đột biến trên thế giới
Cây cầu đi bộ đáy kính dài nhất thế giới với tên gọi Bạch Long ở tỉnh Sơn La vừa được thông long đã trở thành «ngôi sao» thực sự đối với truyền thông nước ngoài. Các ấn phẩm như trang Daily Mail, AFP… đều thấy cây cầu dài 632 m, vắt qua rừng rậm ở độ cao 150 mét là «hoàn hảo tuyệt vời». Business Insider đăng cả loạt ảnh đẹp về cây cầu và đánh giá rằng việc khai trương cây cầu là biện pháp thông minh của Việt Nam trong nhiều cố gắng phục hồi ngành du lịch sau hai năm đình trệ do COVID-19.

Và một chút về bóng đá

Tại Việt Nam đang bắt đầu khởi động Đại hội thể thao Đông Nam Á 31 (SEA Games - Southeast Asian Games 31). CNN đăng liền mấy bài viết trước thềm trận đấu giữa các đội tuyển bóng đá Việt Nam và Indonesia. Cả hai đội đều là ứng viên triển vọng được yêu thích, trong đó những tuyển thủ ngôi sao của đội U23 Việt Nam được tờ báo mệnh danh là «cơn ác mộng» với đội tuyển Indonesia, còn HLV Shin Tae Yong và các cầu thủ tuyển U23 Indonesia tỏ ra khó chịu và đồng loạt chỉ trích sân tập Bãi Bằng của Việt Nam là quá tệ.
Tiến Linh và đồng đội ăn mừng sau khi có bàn thắng mở tỷ số trận đấu.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận