Điều gì đã xảy ra ở dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn nhất Việt Nam Lô B - Ô Môn?

Lãnh đạo Cần Thơ đã làm việc với Công ty Điều hành đường ống Tây Nam SWPOC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về kế hoạch tái khởi động dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn nhất Việt Nam – Lô B - Ô Môn.
Sputnik
Như vậy, dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn sẽ tiếp tục được triển khai sau nhiều năm tạm dừng, hiện đã bàn giao mốc giải phóng mặt bằng, dự kiến thi công vào quý II/2023.

Dự án Lô B - Ô Môn: Năm 2025 sẽ đón dòng khí đầu tiên?

Ngày 11/5, UBND thành phố Cần Thơ đã có cuộc làm việc với Công ty Điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật Bản và các đơn vị có liên quan về công tác chuẩn bị cho dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Tại buổi làm việc, các cơ quan hữu quan cho biết, hiện tại, kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đang được tập trung chú trọng.
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?
Đại diện chủ đầu tư cho biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để sớm đưa dự án vào vận hành.
Khoảng tháng 7/2022 sẽ có quyết định đầu tư cho chuỗi khí điện và có dòng khí đầu tiên vào Ô Môn khoảng quý IV/2025.
Báo cáo tại buổi làm việc, các bên cho hay, hiện nay dự án đường ống dẫn khí đang hoàn thiện những bước sau cùng để đáp ứng yêu cầu của cấp thẩm quyền.
Công tác giải phóng mặt bằng đã bàn giao mốc cho Trung tâm phát triển quỹ đất, dự kiến bắt đầu thực hiện vào tháng 7/2022, bàn giao đất cho nhà thầu thi công vào quý II/2023.
Theo Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ Nguyễn Chí Kiên, việc cưỡng chế, thu hồi được thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường. Nếu người dân không chấp hành quy định pháp luật sẽ áp dụng cưỡng chế. Thời gian cưỡng chế đối với đất nông nghiệp là 90 ngày, với đất ở là 180 ngày.
Đằng sau vụ bắt ông Quyết FLC đến truy nã bà Nhàn AIC
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ nhấn mạnh, nếu người dân đồng thuận, sẽ tiến hành thực hiện, không cần phải đợi đến thời gian quy định. Lúc đó, có thể thu hồi đất nhanh chóng, tránh thời gian đợi lâu. Nếu người dân không đồng thuận sẽ cưỡng chế, thu hồi theo đúng quy định.
“Trước khi cưỡng chế, cần phải thực hiện nhiều thủ tục. Nhiệm vụ này giao lại cho Chủ tịch cấp huyện”, ông Nguyễn Chí Kiên lưu ý.
Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng, dự án đường dẫn khí Lô B - Ô Môn là dự án trọng điểm đối với kinh tế xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng.
“Dự án này cũng được Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt vì nó giải quyết việc làm, vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp lớn cho cả vùng”, ông Hồng khẳng định.
Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Do đó, TP Cần Thơ mong muốn dự án đi theo tiến độ đúng như kế hoạch đã báo cáo, cũng như mong muốn ngân hàng đã liên kết với Chính phủ sẽ ủng hộ để dự án được thực hiện đúng tiến độ.
Như Sputnik đã thông tin, ngày 16/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn vay ODA, trong đó quy định các trình tự, thủ tục phê duyệt, làm cơ sở để EVN hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện Ô Môn 3 (NMĐ).
Việc ban hành Nghị định này được xem là tiền đề để các bên thúc đẩy nhanh các đàm phán thương mại và Bảo lãnh Chính phủ, làm cơ sở để triển khai cả chuỗi dự án.

Tầm quan trọng của đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn

Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
Công ty điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC) là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trong việc triển khai dự án.
Chuỗi dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, “ngọn gió đông” ngành dầu khí Việt Nam
Theo SWPOC, dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn là phần trung nguồn của chuỗi dự án Lô B, với mục tiêu dẫn chuyển, cung cấp khí cho các nhà máy điện, cụm khí điện đạm Cà Mau tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án này đi qua 3 địa phương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau, với chiều dài 70 km; trong đó, đi qua địa phận Cần Thơ 31 km…
Dự án Lô B – Ô Môn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí. Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810 MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho Việt Nam.
Vừa qua, VNDirect cho biết, sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, đơn vị này đã nhận thấy tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021.
Chính phủ Việt Nam đồng ý thí điểm đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ
Nghị định này của Chính phủ Việt Nam như đã nêu là về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

“Việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tới”, VNDirect lưu ý.

Khoảng 14 năm trước, dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn nhất Việt Nam đã được rục rịch triển khai. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan, hơn thập kỷ qua, dự án Lô B – Ô Môn vẫn chưa được khởi công.
Dự án chuyển đổi khí Lô B cho nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, chủ trương đầu tư đã được phê duyệt và đang tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến phê duyệt trong quý 4/2022.
EVN sẽ chủ động triển khai các phạm vi công việc kế tiếp theo tiến độ cập nhật của khâu thượng và trung nguồn do PVN cung cấp. Do NMĐ Ô Môn 1 sử dụng nhiên liệu dầu và đã đi vào hoạt động, EVN chỉ cần nâng cấp hệ thống để chuyển sang dùng nhiên liệu khí. Do đó, EVN sẽ lên kế hoạch sau khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên (First Gas).
Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Joe Biden tiết lộ tình cảm đặc biệt với Việt Nam
Đại diện SWPOC cho biết, JBIC (Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đang ở các bước đánh giá về môi trường cũng như công tác an sinh xã hội để xác định khả năng cho dự án vay.
Trong bối cảnh hậu Covid-19 và sụt giảm giá dầu toàn cầu 2 năm qua, ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu tăng trưởng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVN, việc sớm triển khai chuỗi dự án Lô B - Ô Môn sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành dầu khí nói riêng và năng lượng nói chung.
Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn sẽ cung cấp khí cho cụm năng lượng điện Ô Môn. Chuỗi dự án lẽ ra gồm 4 nhà máy, sau đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chủ trương xin thêm 1 nhà máy nữa. Một nhà máy bình quân có vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD.
Như chúng tôi đề cập, hiện nay nhà máy Ô Môn 1 của Việt Nam đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án nhà máy Ô Môn 2 đã cấp chủ trương đầu tư và đang làm thủ tục để triển khai đầu tư xây dựng.
Riêng nhà máy Ô Môn 3 (hay Ô Môn III) đang xin Quốc hội để xin vốn ODA thực hiện, dự kiến sẽ triển khai sớm và Ô Môn 4 đang phát hành hồ sơ chọn lựa đơn vị thi công. Còn Ô Môn 5 EVN cũng đang xin chủ trương để xây dựng thêm trong thời gian tới.
“Bất ngờ khi cả dàn tướng lĩnh Cảnh sát biển bị bắt”
Tại buổi làm việc với thành phố Cần Thơ, đại diện Công ty SWPOC cho biết, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan để sớm đưa dự án nói trên vào vận hành.

“Theo tiến độ dự kiến, tháng 7/2022 sẽ có quyết định đầu tư cho chuỗi dự án khí - điện và dòng khí đầu tiên sẽ về Ô Môn vào Quý IV/2025”, vị này nhắc lại.

Bên cạnh đó, trên cơ sở mốc thời gian dòng khí đầu tiên về đến Ô Môn như nói trên, vị đại diện của Công ty SWPOC cho biết, về đường ống dẫn khí, tức dự án trung nguồn trong chuỗi dự án khí lô B - Ô Môn cũng đang hoàn thiện các bước sau cùng nhằm đáp ứng được yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.
Theo đó, về hiện trạng hiện nay, gói thầu đi xuyên bờ dự kiến đóng thầu vào tháng 6/2022 và trao thầu vào tháng 11/2022, trong khi gói đi xuyên biển dự kiến đóng thầu vào tháng 7/2022 và trao thầu vào tháng 1/2023.
“Riêng đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đã bàn giao mốc cho Trung tâm phát triển quỹ đất và dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2022, sau đó, bàn giao đất cho nhà thầu để thi công vào quý 2/2023”, vị đại diện Công ty SWPOC nhấn mạnh.
Theo Công ty SWPOC, một thủ tục quan trọng khác mà phía công ty phải thực hiện để đáp ứng được mục tiêu dòng khí đầu tiên về đến Ô Môn vào quý IV năm 2025 là thu xếp được nguồn vốn.
Dầu khí Việt Nam thăng hoa bất chấp khủng hoảng năng lượng và biến động chính trị thế giới

Đề xuất của Vietsovpetro

Hồi cuối năm 2008, đối với dự án này, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (nay là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro) đã bàn giao tuyến ống dẫn khí dài 325km để dẫn khí về cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Tuyến này dài 27km nằm trên đất liền và thi công mất khoảng 18 tháng.
Về đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, vào năm 2009, Vietsovpetro đề xuất nên thi công tương tự tuyến ống ở Cà Mau, tức sẽ đào kênh để đưa sà lan vào vận chuyển và thi công lắp đặt. Thiết bị sau khi đưa về cảng Cần Thơ, sẽ được đưa lên sà lan và theo tuyến kênh cung cấp cho đơn vị thi công.
Phương án được đưa ra khi đó là đào con kênh có độ rộng bề mặt 12m, dài 120km kéo dài từ Ô Môn cho đến Cái Tàu (Cà Mau). Theo đó, đường ống dẫn khí sẽ được lắp đặt song song, cách tuyến kênh trên 10m.
Đồng thời, với con kênh dài như vậy, dự tính phải “cắt” hàng loạt tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Phương án đưa ra là xây cầu tại điểm giao cắt các tuyến giao thông hoặc khoan bên dưới để kéo ống qua.
Riêng trên 100 con kênh, rạch lớn nhỏ phải cắt qua, có thể đối với những con sông lớn và sâu như sông Trẹm, Cái Tàu thì đơn vị thi công sẽ khoan để đặt ống dưới độ sâu 10m. Dọc theo con kênh, cứ cách 5km, sẽ có một bãi thi công để đấu nối ống, với đường ray vận chuyển…Riêng ở Cà Mau, sẽ đặt một trạm theo dõi để đề phòng khi có sự cố xảy ra, tuyến ống sẽ được đóng lại tại đây nhằm không gây ảnh hưởng chung.
Lọc dầu Dung Quất tăng công suất, Xây lắp Vietsovpetro nỗ lực với giàn RC-10 và RC-RB1
Liên quan đến dự án này, tại hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ diễn ra ở địa phương này hôm 15/4, ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ thừa nhận, Trung tâm năng lượng Ô Môn đã bị chậm tiến độ khoảng 10 năm.

“Đối với Trung tâm năng lượng Ô Môn, thì nhà máy Ô Môn I đã đưa vào hoạt động; nhà máy Ô Môn II đã cấp phép cho nhà đầu tư Nhật Bản; nhà máy Ô Môn IV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án Trung tâm năng lượng Ô Môn dự kiến có 5 nhà máy, trong đó, nhà máy Ô Môn V hiện được Tập đoàn điện lực Việt Nam xin đầu tư”, ông Mạnh thông tin.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết, cứ mỗi nhà máy trong Trung tâm năng lượng Ô Môn trung bình được đầu tư khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ, dự kiến giúp tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Cụ thể, trong thời gian xây dựng sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách lên đến khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng riêng phần liên quan đến xây dựng, lắp đặt thiết bị.
Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để sớm đưa dự án vào vận hành. Khoảng tháng 7/2022 sẽ có quyết định đầu tư cho chuỗi khí điện và có dòng khí đầu tiên vào Ô Môn khoảng quý 4/2025.
Nhiều giàn khoan PV Drilling không có việc, may còn giàn của Vietsovpetro và nước ngoài
Đồng thời, EVN, PVN đã cập nhật hiện trạng khâu thượng, trung và hạ nguồn để có các giải pháp kịp thời. Với mục tiêu, dự án Lô B (khâu thượng nguồn) dự kiến sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 7/2022.
Phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cũng khẩn trương tổ chức lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) và hoàn thành FS trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp quyết định đầu tư trong quý 4/2022. Về tiến độ, dự kiến sau khi FS được phê duyệt, EVN sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC vào năm sau.
Dự án phát triển mỏ khí Lô B – Ô Môn của Việt Nam bao gồm một giàn công nghệ trung tâm (CPP), 46 giàn khai thác (giàn đầu giếng – WHP), một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate (FSO) và khoảng 750 giếng khai thác. Dự án được lên kế hoạch khai thác để cung cấp khí từ các mỏ Lô B&48/95 và 52/97 đến các nhà máy nhiệt điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).
Thảo luận