Chuỗi dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, “ngọn gió đông” ngành dầu khí Việt Nam

© Ảnh : Public domain Mỏ dầu lớn Bạch Hổ
Mỏ dầu lớn Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Đăng ký
Chuỗi dự án khí, điện, đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, một trong những dự án khai thác khí lớn nhất của Việt Nam đang được kỳ vọng thành động lực tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam.
Dự báo xu hướng giá dầu thế giới sẽ tăng cao, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đón được “ngọn gió đông” để chờ một năm kinh doanh phát đạt và dòng lợi nhuận lớn.

Dự án Lô B – Ô Môn và kỳ vọng tăng trưởng của doanh nghiệp dầu khí Việt Nam

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo mới công bố hôm 14/1 vừa qua, bên cạnh việc hưởng lợi từ giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng cao do tăng nhu cầu cũng như các lo ngại xung quanh tình hình quan hệ Nga – Ukraine, dự án Lô B – Ô Môn đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí ở Việt Nam.
“Chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ khởi công trong nửa cuối 2022, trở thành động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí ở Việt Nam trong những năm sắp tới”, báo cáo ngành dầu khí của VNDIRECT nhấn mạnh.
Hệ thống cửa hàng xăng dầu trực thuộc và đại lý của Công ty Cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa bị lỗ từ 700-800 đồng/lít xăng cho sản lượng bán ra trên thị trường, nhưng vẫn cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2022
Bộ Tài chính nói giá xăng Việt Nam rẻ so với thế giới, sắp đấu giá lô xăng dự trữ quốc gia
VNDIRECT cũng khẳng định, họ ưa thích PVS, PVD và GAS cho chủ đề đầu tư Lô B – Ô Môn.
Ngày 16/12/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn vay ODA, trong đó quy định các trình tự, thủ tục phê duyệt, làm cơ sở để EVN hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện Ô Môn 3.
Việc ban hành Nghị định này được xem là tiền đề để các bên thúc đẩy nhanh các đàm phán thương mại và Bảo lãnh Chính phủ, làm cơ sở để triển khai cả chuỗi dự án Lô B – Ô Môn.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn là một dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn nhất tại tại Việt Nam.
Công ty Điều hành Đường ống Lô B - Ô Môn (BPOC), thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam- CTCP (PVGAS) chịu trách nhiệm trong việc triển khai dự án.
Đường ống dẫn khí Lô B/52 - Ô Môn vận chuyển khí tự nhiên từ giàn xử lý trung tâm CPP đặt tại Lô B&52 tới Nhà máy điện Cà Mau, Ô Môn và các vùng công nghiệp lân cận trong tỉnh dọc theo tuyến ống đi qua.
Dự án Lô B – Ô Môn có lợi ích quốc gia rất lớn với Việt Nam. Với cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện và các cam kết bao tiêu, Chính phủ đã giải được bài toán hợp tác đầu tư vì định hướng chiến lược dài hạn. Nguồn thu ngân sách từ Lô B (của PVN) sẽ rất lớn, khoảng 22 tỷ USD trong suốt vòng đời dự án trên 20 năm. Dự án này với các nhà đầu tư MOECO và Marubeni sau chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng phù hợp với chiến lược giảm điện than, phát triển năng lượng sạch của Việt Nam.
Cũng như Sputnik đã đề cập trước đó về việc Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm trữ lượng dầu khai thác do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần ở các mỏ lớn truyền thống mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khoan và khai thác nhiều năm, nhận định từ VNDIRECT cũng đánh giá, hiện tại, sản lượng khai thác dầu khí tại Việt Nam đã liên tục giảm kể từ năm 2015, do thiếu vắng các dự án thượng nguồn trọng điểm.
Trong khi đó, Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
“Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, chúng tôi đã nhận thấy tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021”, theo VNDIRECT.
Nghị định này của Chính phủ Việt Nam như đã nêu là về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.
Dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Việt Nam chuẩn bị tổng thanh tra loạt doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
Nhờ đó, dự án thượng nguồn dự kiến sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối quý II/2022 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong quý II/2022, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.
VNDIRECT khẳng định, dự án Lô B – Ô Môn sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dầu khí thời gian tới.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí. Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810 MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho Việt Nam.
VNDIRECT tin rằng, việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tới.
Vừa qua, ngay sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC), Bộ Công Thương đã chủ trì họp cùng PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm điểm tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện Lô B - Ô Môn.
Lãnh đạo EVN, PVN đã cập nhật hiện trạng khâu thượng, trung và hạ nguồn để có các giải pháp kịp thời. Với mục tiêu, dự án Lô B (khâu thượng nguồn) sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 6/2022.
Phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cũng khẩn trương tổ chức lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) và hoàn thành FS trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp quyết định đầu tư trong quý 4/2022. Về tiến độ, dự kiến sau khi FS được phê duyệt, EVN sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC vào quý 1/2023.

Những công ty dầu khí nào sẽ hưởng lợi từ Lô B – Ô Môn?

Theo VNDIRECT, 4 nhà máy nhiệt điện khí tại Ô Môn sẽ mang lại tổng công suất 3.810MW, bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai.
Công ty Chứng khoán này cũng cho rằng nhu cầu khí để sản xuất điện sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới do Dự thảo Quy hoạch Điện 8 đặt mục tiêu biến nhiệt điện khí trở thành nguồn điện chủ lực cho đến năm 2030 nhờ tính ổn định và tương đối thân thiện với môi trường so với nhiệt điện than, chiếm 23% tổng công suất hệ thống vào năm 2030 (từ mức 12% hiện nay).
“Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh tính cấp thiết của việc triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B - Ô Môn, đặc biệt khi quyền tự chủ nguồn cung khí là vô cùng quan trọng sau cuộc khủng hoảng khí tự nhiên gần đây trên phạm vi toàn cầu”, VNDIRECT lưu ý.
Công tác thăm dò của PetroVietnam trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Những tia hy vọng vào dự án khí đốt ngoài khơi khổng lồ của Việt Nam
Dự án bao gồm một giàn công nghệ trung tâm (CPP), 46 giàn khai thác (giàn đầu giếng – WHP), một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate (FSO) và khoảng 750 giếng khai thác. Dự án được lên kế hoạch khai thác để cung cấp khí từ các mỏ Lô B&48/95 và 52/97 đến 4 nhà máy nhiệt điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).
Theo đánh giá của VNDIRECT, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội hơn để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B – Ô Môn.
Trong đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD).
Đơn cử, khoan luôn là một trong những bước đầu tiên của các dự án khai thác thượng nguồn. Với kế hoạch hơn 700 giếng khai thác, dự án Lô B - Ô Môn có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm cho một doanh cung cấp dịch vụ khoan như PVD trong những năm sắp tới, theo VNDIRECT.
Trong khi đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, với 51% tổng mức đầu tư, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.
Cùng với đó, lượng khí bổ sung sau khi dự án hoàn thành này từ năm 2026 sẽ bù đắp sự cạn kiệt nhanh chóng tại các mỏ khí lâu năm, góp phần duy trì sự tăng trưởng của GAS trong dài hạn.
Riêng với GAS, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, ngoài dự án Lô B - Ô Môn, doanh nghiệp này còn được hưởng lợi từ nhiều dự án khu phức hợp năng lượng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG).
Đây là xu hướng mới trong cấu trúc ngành dầu khí khi Chính phủ lấy việc xây dưng cơ sở hạ tầng LNG làm trọng tâm để giải quyết vấn đề thiếu cung khí và nhu cầu điện tăng. Trong đó đó, GAS đang đi đầu với cảng LNG Thị Vải bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối 2022, cung cấp LNG cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
Đối với việc phát triển thị trường LNG, PVS cũng được nhận định là một trong những công ty hưởng lợi khi có thể hấp thụ từ khối lượng công việc lớn tiềm năng với các dự án khu phức hợp LNG mới trong dài hạn. Doanh nghiệp có thể tham gia vào các hợp đồng tổng thầu (EPC) phát triển mỏ khí trong liên doanh với các nhà thầu nước ngoài. Hiện PVS cũng chính là nhà thầu liên doanh với Samsung E&C cho LNG Thị Vải như Sputnik đề cập trước đó.
Đặc biệt, đặt trong bối cảnh giá dầu thế giới tiếp tục neo ở mức cao trước sự bất ổn giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine, làm tăng thêm những lo ngại về nguồn cung vốn đã giúp giữ giá dầu tăng đột biến vượt mốc trên 90 USD, cận mức 100 USD/thùng.
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có quyền tự quyết ở Lọc dầu Nghi Sơn?
Với mức giá duy trì tích cực này sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác, đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn, giúp đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho PVD, PVS trong dài hạn.

“Các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội hơn để tham gia và hưởng lợi từ dự án này, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD, và GAS ở phân khúc trung nguồn (cung cấp khí)”, VNDIRECT nhận định.

Giá dầu thế giới tăng cao, doanh nghiệp dầu khí “đón gió đông”

FILI vừa công bố nhận định cho thấy, nhờ đón được “gió đông”, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam sẽ có năm làm ăn phát đạt.
Theo FILI, trong 36 doanh nghiệp ngành dầu khí, tính cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, 17 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng, 11 đơn vị báo lãi giảm, 5 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi và chỉ có 3 doanh nghiệp thua lỗ.
Các doanh nghiệp dầu khí tạo ra hơn 496 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 28.6% so với 2020, tổng lãi ròng đạt 20.8 tỷ đồng, gấp 2.8 lần.
PVGAS đã thông tin, sản lượng khí tiêu thụ quý 4/2021 giảm 31% và sản lượng LPG giảm 8% so cùng kỳ. Mặc dù vậy, vì giá dầu Brent bình quân trong quý tăng 81%, tương ứng 35.6 USD/thùng cộng với sản lượng condensate tiêu thụ tăng 28% so với cùng kỳ nên đã giúp lợi nhuận tăng. Do đó, doanh thu PVGAS đạt gần 79 ngàn tỷ đồng, tăng 23%, chi phí tài chính trong năm đạt 403 tỷ đồng, gấp 2.4 lần, chủ yếu do tăng lãi tiền vay và phát sinh chi phí thu xếp vốn.
Ngoài ra, PV GAS báo lãi ròng 8,673 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. So với kế hoạch năm 2021, Công ty đã vượt 26% về lãi sau thuế.
Ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Petrolimex (PLX) có doanh thu hợp nhất trên 169 ngàn tỷ đồng, tăng 36%, nằm trong top đầu các doanh nghiệp trên sàn. Bình quân mỗi ngày, Công ty thu về hơn 463 tỷ đồng từ bán hàng và dịch vụ. Lãi ròng đạt 2,830 tỷ đồng, tăng gấp gần 3. Ngoài PLX, APP, POV, TDG, PVG, PSH cũng báo lãi tăng trưởng nhất định.
PVOIL cũng cho biết, biên lãi gộp cải thiện tích cực, tăng 63% đạt xấp xỉ 3.2 ngàn tỷ đồng dù doanh thu chỉ tăng 16%. Sau năm 2020 bất ngờ kinh doanh thua lỗ, OIL quay lại báo lãi ròng hơn 606 tỷ đồng, cao nhất kể từ 2016 đến nay.
Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2022
PVN “chạy nước rút” đảm bảo tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2
Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị điều hành nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng cho hay, doanh nghiệp đã chuyển từ lỗ sang lãi. BSR năm chuyển từ lỗ năm 2020 sang lãi ròng 6.7 ngàn tỷ đồng trong năm 2021. So với kế hoạch lợi nhuận đề ra, BSR đã thực hiện gấp 7.7 lần. Kết thúc năm qua, BSR ghi nhận doanh thu thuần gần 102 ngàn tỷ đồng, tăng 74% so năm trước và vượt 42% kế hoạch. Lãi gộp đạt 7.7 ngàn tỷ đồng (năm 2020 kinh doanh dưới giá vốn). Nguồn thu tài chính của Công ty cũng tăng khá đáng kể, đạt trên 1 ngàn tỷ đồng, gấp rưỡi năm trước nhờ tăng lãi tiền gửi ngân hàng và tăng lãi chênh lệch tỷ giá.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/2, nhóm cổ phiếu này nhuộm xanh với tất cả mã GAS, PVD, PVS, PVC, PGD, PGC đều tăng điểm. Trong đó PVC tăng 6,6%, PVD, PVS tăng xấp xỉ 3% và GAS tăng gần 1%. Về cơ bản, đà tăng của nhóm cổ phiếu này đã phần nào làm thu hẹp đà giảm của thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu dầu khí duy trì là điểm sáng trong nhiều phiên giao dịch trở lại đây khi căng thẳng chính trị Nga - Ukraina phần nào khiến cho giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh và đứng ở mức giá cao, qua đó ảnh hưởng cũng như tạo kỳ vọng cho các cổ phiếu và thu hút dòng tiền tham gia mạnh mẽ.
SSI Research lưu ý trong báo cáo ngành dầu khí cập nhật tháng 2/2022 cho rằng, giá dầu bent sẽ ở mức 80 USD/thùng năm nay. Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GAS (tăng/giảm doanh thu và biên lợi nhuận, nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao), PLX và OIL (tăng/giảm doanh thu và lãi/lỗ hàng tồn kho) và BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).
SSI cũng nhấn mạnh, giá dầu duy trì tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác, đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn, giúp đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho PVD, PVS trong dài hạn ở Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала