Đằng sau vụ bắt ông Quyết FLC đến truy nã bà Nhàn AIC

© Depositphotos.com / BignaiĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
Từ vụ bắt cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nữ doanh nhân nổi tiếng ‘có tầm ảnh hưởng’ của AIC Group cho thấy nỗ lực chống hành vi lũng đoạn thao túng và quyết tâm làm trong sạch thị trường của Việt Nam.
Chuyên gia cho rằng, đây là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các “cá mập” lớn trên thị trường, bảo vệ quyền lợi của những doanh nhân kinh doanh làm ăn chân chính, đóng góp cho đất nước.

Thông điệp rõ ràng

Liên quan đến việc nhiều lãnh đạo doanh nghiệp như ông Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị khởi tố, bắt giam, truy nã thời gian qua, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, nêu quan điểm với VTC rằng đây là minh chứng cho quyết tâm của Nhà nước nhằm làm trong sạch thị trường, bảo vệ nhà đầu tư chân chính, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng bền vững.

“Thông điệp của Nhà nước rất rõ ràng, tất cả những ai vi phạm pháp luật, dù là chủ doanh nghiệp lớn hay là người có chức có quyền đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nói cách khác, Nhà nước củng cố tinh thần thượng tôn pháp luật trong kinh tế và xã hội trong tình hình mới”, - ông Thịnh bày tỏ.

Về điều này, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) Ngô Trí Long cũng có cùng quan điểm trên.
Theo ông, những vụ vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hay mua sắm thiết bị y tế vừa qua là rất đáng tiếc. Tuy nhiên, những vi phạm này không phải phổ biến và cá nhân nào làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Việc đưa các “củi gộc vào lò” cho thấy quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc xây dựng hệ sinh thái, môi trường đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các hành vi không minh bạch, gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế”, - ông Long nhấn mạnh.

Trong khi đó, về mặt pháp luật, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, dù luật pháp có hoàn thiện đến đâu, vẫn có người sẵn sàng giẫm đạp lên các quy định, giẫm đạp lên quyền lợi của người khác để làm giàu. Do đó, vấn đề thực thi và đảm bảo thực thi pháp luật có hiệu quả là rất quan trọng.

“Việc thực thi pháp luật đòi hỏi phải có nguồn lực, sự tác động mạnh mẽ qua lại từ các bên. Trong cơ chế thị trường, chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của “gian thương”, - luật sư Truyền nhấn mạnh.

Theo ông, nếu doanh nghiệp thực sự có vi phạm, cần xử lý minh bạch và công bằng, bất kể quy mô doanh nghiệp có lớn đến đâu đi chăng nữa. Có như vậy mới có thể tạo được niềm tin cho xã hội, cho nhà đầu tư.

Không triệt hạ doanh nghiệp

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi các doanh nhân tầm cỡ bị khởi tố, bắt giam sẽ làm xáo trộn thị trường, ít nhiều gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ tạo ra sự công khai, minh bạch, giúp thị trường phát triển bền vững. Như vậy, cái được nhiều hơn cái mất, cái mất chỉ là tạm thời, phải chấp nhận để thị trường trở nên minh bạch, bền vững.

“Nếu muốn thu hút nhà đầu tư chân chính trong nước và cả nước ngoài thì môi trường đầu tư, kinh doanh là rất quan trọng. Nếu cứ để tù mù, tranh tối tranh sáng, bị dẫn dắt bởi ‘tổ lái này, tổ lái kia’… thì có ai dám tin, dám đầu tư. Nên mất chỉ là nhỏ, lợi lớn về dài về lâu”, - ông Thịnh phân tích.

Về phần mình, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, việc các ông bà Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị khởi tố, cộng đồng mạng xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt, ý kiến trái chiều, dẫn đến tâm lý hoang mang, bất ổn cho nhà đầu tư.
Tuy vậy, cần thấy rằng, những vụ việc này được đưa ra ánh sáng đã cho thấy cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang được làm quyết liệt, toàn diện, từ trên xuống, không có ngoại lệ, không có vùng cấm.
Đặc biệt, việc khởi tố các lãnh đạo doanh nghiệp nói trên chỉ là xử lý cá nhân vi phạm, chứ không phải triệt hạ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có thương hiệu.

“Nhà nước tạo mọi điều kiện cho doanh nhân thể hiện, doanh nghiệp phát triển nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ luật pháp”, - chuyên gia chia sẻ.

Về phần mình, luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng, khi các doanh nhân “cộm cán” bị khởi tố, bắt giam, có người đặt vấn đề liệu có sự hoang mang, ảnh hưởng tâm lý của các lãnh đạo doanh nghiệp khác và nhà đầu tư hay không.

“Tôi cho rằng một thị trường non trẻ không tránh được những vấp váp. Muốn phát triển thì bắt buộc phải trả giá, chấp nhận câu chuyện cạnh tranh và học hỏi, trong quá trình đó có những nhân tố tốt, cũng không thể không có những nhân tố xấu”, - ông Truyền nêu quan điểm.

Theo ông, ở bất cứ nền kinh tế nào cũng có những doanh nghiệp, doanh nhân cố tình vi phạm pháp luật. Nguyên nhân thì có rất nhiều, có thể do lòng tham, cũng có thể do pháp luật còn có kẽ hở để bị lợi dụng.

“Việc bắt và khởi tố, thậm chí phạt tù những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật chính là biện pháp làm trong sạch thị trường, là tiếng chuông cảnh tỉnh rất lớn đối với các “cá mập”, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số doanh nhân, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật”, - luật sư chia sẻ.

Để ngăn “gỗ” thành “củi”

Về giải pháp, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cần hết sức lưu ý đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Việc sai phạm bị phát hiện chậm trễ cho thấy các cơ quan chức năng chưa làm tròn công tác giám sát của mình. Ngoài ra, cần đề cập đến vấn đề cơ chế, lỗ hổng pháp lý vẫn còn, khiến người ta dễ vi phạm.

“Nền kinh tế nào dù phát triển đến đâu cũng khó ngăn chặn được hoàn toàn các sai phạm. Chỉ có bằng quy định, chế tài pháp luật, doanh nghiệp sợ bị xử lý mà hoạt động đúng quy định của pháp luật. Và nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị xử lý”, - ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng doanh nghiệp “phải đi đêm”, phải “quan hệ”, muốn được việc phải biết “phép chia”.
Theo ông, đây là lập luận ngụy biện, có thể đúng với trước đây, khi nền kinh tế đang chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường, tính cạnh tranh không cao, thiếu sự công bằng, minh bạch dẫn đến tâm lý xin cho.
Hiện tại, đất nước đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã số hóa, hóa đơn điện tử, quản lý theo cơ chế thống nhất, thì việc quản lý công khai minh bạch là nguyên tắc đầu tiên của thị trường.
Vietnam Expo 2022 Hội chợ Thương mại Quốc tế lần thứ 31 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Nhiều doanh nghiệp Việt muốn xúc tiến thương mại sang thị trường Nga
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang rất cương quyết loại bỏ tình trạng sân sau, móc ngoặc giữa người có chức quyền và doanh nghiệp gây phương hại đến hoạt động của nền kinh tế, làm mất công bằng cạnh tranh.
Theo ông Thịnh, trong thời buổi hiện nay, doanh nghiệp xác định phải hoạt động đúng quy định pháp luật, nếu không công khai, minh bạch, thì sẽ lãnh hậu quả đầu tiên.

“Trên thực tế, doanh nghiệp làm ăn chân chính rất nhiều, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư chính là bảo vệ lợi ích của đất nước”, - ông Thịnh nhấn mạnh.

Thêm vào đó, cần hoàn thiện pháp luật, nâng cao đạo đức kinh doanh, kinh doanh phải gắn với trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.
Chuyên gia tái khẳng định, Việt Nam rất cần doanh nhân tâm huyết, có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền, lo cho đất nước. Do đó, chính sách cần trợ lực cho doanh nhân yêu nước, làm giàu nhưng có trách nhiệm với quê hương, làm đúng quy định của pháp luật.

“Những hành vi trục lợi, lợi dụng các sơ hở trong chính sách để lũng đoạn thị trường cần xử lý nghiêm”, - ông Thịnh nêu rõ.

Chuyên gia Ngô Trí Long thì cho rằng, không phải doanh nhân nào cũng bất chấp kiếm tiền bằng mọi giá. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát huy hết khả năng sáng tạo, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

“Khi đã có môi trường thuận lợi, doanh nhân sẽ không bị vướng bất cứ rào cản nào. Ngược lại, nếu họ vượt qua những lằn ranh pháp lý gây tổn hại đến thị trường, thì phải bị nghiêm trị theo quy định pháp luật”, - chuyên gia chia sẻ.

Đặc biệt, cũng cần nêu cao đạo đức của những người cán bộ nhà nước, tránh tình trạng móc ngoặc, tiếp tay cho người vi phạm.

“Thực tế các vụ việc đã qua cho thấy không ít doanh nghiệp làm giàu bất chính có sự giúp sức từ những người có chức vụ trong bộ máy công quyền”, - ông Long thẳng thắn.

Vậy nên việc giáo dục công vụ, giáo dục đạo đức cho công chức, viên chức rất cần thiết. Phải làm sao để họ không muốn vi phạm và không dám vi phạm.

“Muốn vậy ngoài cơ chế chính sách đúng, người đứng đầu cũng cần đầu tàu gương mẫu”, - ông Long chỉ rõ.

Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
“Cất nóc nhà” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á, Samsung giữ lời hứa với Việt Nam

Không bóp nghẹt

Nêu quan điểm về việc “làm sạch” môi trường kinh doanh cũng như lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, cần bắt đúng "bệnh".
Theo ông Lực, phải khuyến khích hình thành các hãng xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành.

“Chẳng hạn, thời gian đầu là bắt buộc và khi thị trường phát triển tốt lên, có thể giãn dần các quy định bắt buộc”, - chuyên gia khuyến nghị.

Ngoài ra, cần phải sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong đó, các cơ quan chức năng cần mở rộng giáo dục đầu tư tài chính đối với nhà đầu tư cá nhân, bởi hiện này đối tượng này đang bị bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần sớm giải quyết, xử lý những vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua.
Việc xử lý càng nhanh càng tốt và nên công khai minh bạch kết quả để củng cố niềm tin của nhà đầu tư, chủ thể phát hành và kể cả doanh nghiệp.

“Chúng ta nêu vấn đề để tìm giải pháp lành mạnh hoá thị trường chứ không phải bóp nghẹt thị trường. Không phải vì một số trường hợp vài "con sâu làm rầu nồi canh" mà thắt chặt quá mức, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phát triển, phục hồi kinh tế-xã hội”, - TS. Cấn Văn Lực bày tỏ.

Khai thác dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Dự đoán Nga sẽ có doanh thu kỷ lục từ việc bán dầu
Như Sputnik đã thông tin, cuối tháng 3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đó, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC hồi tháng 1. Ông Quyết đã bán số cổ phiếu trên mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, hôm 10/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Theo thông báo của Bộ Công an, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã vi phạm tội danh vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Bộ Công an xác nhận Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bỏ trốn ngày 19 tháng 6 năm 2021.
Nhà chức trách Việt Nam khẳng định, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã (bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn) đến Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала