"Hoạt động hạn chế của cảng Odessa không cho phép xuất khẩu phần lớn khối lượng ngũ cốc bằng đường biển. Dưới áp lực từ EU, đã vạch ra tuyến đường thay thế qua các cảng Reni và Izmail, từ đó đi tiếp xa hơn theo Danube. Như vậy là bất chấp mối đe dọa hiện thực về khả năng khan hiếm thiếu thốn lúa mì ở chính Ukraina. Không nên quên rằng trong năm nay có đe doạ thực sự làm gián đoạn vụ thu hoạch", - nguồn tin giải thích.
Theo lời ông, cho đến ngày 24 tháng 2, có hơn 200.000 tấn lúa mì lưu trữ tại cảng Odessa. Ngoài ra, từ nửa cuối tháng 4, từ đây bắt đầu tích cực xuất container chứa hàng hóa, mà số lượng là hơn chục nghìn container.
“Hồi tháng 3, chính quyền Kiev chỉ thị thu giữ tất cả các lô hàng lương thực đang ở khu cảng biển thương mại", - cựu nhân viên cảng cho biết thêm.
Ông này lưu ý rằng cả chủ hàng lẫn các phần tử tội phạm đều ra sức lợi dụng tình hình hiện tại.
"Kết quả là một phần hàng hóa đáng kể đã bị đánh cắp và người ta đem bán ra thu lợi nhuận vì lợi ích cá nhân", - người đối thoại với hãng thông tấn kết luận.
Đề xuất của Nga
Tuần trước, trong tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh, các nước G7 cáo buộc Nga cản trở hoạt động xuất khẩu nông sản của Ukraina và đẩy tăng giá trên thị trường lương thực thế giới. Matxcơva bác bỏ cáo buộc này. Như Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov giải thích, chính quyền Kiev không thả tàu ra khỏi cảng của họ và thậm chí còn rải mìn ở các lối ra. Ông Lavrov nhấn mạnh, Nga đã nhiều lần đề nghị tổ chức giải phóng các tàu chở hàng cần thiết thông qua các hành lang nhân đạo, nhưng phía Ukraina không cộng tác, còn các "ông chủ phương Tây" của Kiev cũng không hề phản hồi đề nghị này dưới bất kỳ hình thức nào.