Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Sự hào phóng theo kiểu Mỹ. Ukraina sẽ chi trả như thế nào cho viện trợ của Mỹ

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt, những nỗ lực của Mỹ "giúp đỡ" chế độ Kiev đã tăng gấp ba lần. Họ cung cấp các khoản viện trợ, chuyển giao vũ khí, đạn dược, tạo cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin tình báo - trị giá hàng chục tỷ đô la. Họ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina - lớn nhất trong 20 năm qua.
Sputnik
Mức phí tổn về tiền bạc của Hoa Kỳ cho viện trợ Kiev là bao nhiêu? Và chắc chắn Washington sẽ yêu cầu trả lại số tiền này.

"Khả năng tương tác được cải thiện"

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ đang đầu tư vào “hợp tác an ninh với Ukraina”. Bằng cách này họ “khẳng định sự kiên định với những cam kết bảo vệ chủ quyền của đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và biên giới của nó”, và cũng nhằm cải thiện “khả năng tương tác” với NATO.
Đáng chú ý là hồi giữa tháng 3, chính quyền Joe Biden dự kiến ​​sẽ cấp gói viện trợ vũ khí trị giá 800 triệu USD để hỗ trợ Kiev. Gói viện trợ này gồm "những thứ nhỏ nhặt": máy bay không người lái, Javelin ATGM, Stinger MANPADS. Nhưng, sau đó kế hoạch của Mỹ đã thay đổi đáng kể. Quốc hội đã thông qua dự luật chi tiêu khổng lồ cho phép cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 13,6 tỷ USD cho "cuộc chiến của Ukraina chống lại sự xâm lược của Nga". Trong đó, 6,9 tỷ USD được gửi qua "các kênh viện trợ nước ngoài truyền thống" được cho là sẽ dành cho tăng cường an ninh và kinh tế của Ukraina, cung cấp hỗ trợ lương thực, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ khẩn cấp cho người tị nạn, cũng như để mua vũ khí.
Quốc hội lo ngại viện trợ cho Ukraina ngăn cản Mỹ gửi vũ khí đến Đài Loan
Khoảng 3,5 tỷ USD dành cho các lô hàng vũ khí: đó là tên lửa Javelin và các hệ thống chống tăng khác, vũ khí bộ binh, đạn dược có cỡ nòng khác nhau, cũng như các thiết bị phi sát thương. Ngoài ra, 3 tỷ USD - "để triển khai cơ sở hạ tầng quân sự và cung cấp thông tin tình báo". Đây là hoạt động triển khai quân đội Mỹ tại các nước đồng minh ở châu Âu, vận chuyển quân nhân và thiết bị quân sự, tạo ra các nơi trú quân và cung cấp hỗ trợ tình báo trong khu vực (theo dữ liệu của tờ The New York Times). Cuối cùng, Quốc hội đã phân bổ hơn 175,5 triệu USD để thực thi các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt “nhằm cô lập nền kinh tế Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu”.

Hoa Kỳ không tiếc tiền cho cuộc “thập tự chinh” chống lại Nga

Vào tháng 4, Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội chi thêm 33 tỷ đô la để giúp Kiev. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã trở nên hào phóng hơn và cung cấp 40 tỷ USD.
Cách thức gói viện trợ cho Ukraina sẽ được chi tiêu như thế nào vẫn chưa được tiết lộ. Được biết, 6 tỷ USD sẽ được dùng để trang bị vũ khí, cung cấp thông tin tình báo, đào tạo binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraina và các hỗ trợ quân sự khác. 8,7 tỷ USD - cho các thiết bị kỹ thuật khác nhau. 3,9 tỷ USD - cho lực lượng vũ trang của EU: cho hoạt động tình báo và "thù lao của quân nhân trong khu vực". Nhưng, về mặt chính thức, ở Ukraina không có quân đội châu Âu!
Chất hàng đạn dược để chuyển cho Ukraina tại Căn cứ Không quân Dover
Viện trợ nhân đạo cho Kiev sẽ do Bộ Ngoại giao phân phối. Và họ cũng thể hiện sự hào phóng. 13,9 tỷ USD sẽ gián tiếp chuyển cho chính phủ Kiev, vì các cơ quan chính quyền phải "tiếp tục hoạt động". 4,4 tỷ USD viện trợ lương thực khẩn cấp sẽ dành cho Ukraina và các nước phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực từ đó. Cuối cùng, 900 triệu USD sẽ dành cho những người tị nạn từ Ukraina để cung cấp nhà ở, đào tạo tiếng Anh, điều trị chấn thương.
Theo tờ The New York Times, Hoa Kỳ thể hiện sự hào phóng chưa từng có đối với Kiev, trong khi đó Quốc hội không muốn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng trong nước.
Vào ngày 12/5, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul đã ngăn chặn dự luật cung cấp cho Ukraina sự hỗ trợ bổ sung.
Ông nói: “Chúng ta không thể cứu Ukraina bằng cách làm suy yếu nền kinh tế Mỹ”.
Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev để tìm cách kéo dài xung đột
Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 20 tháng 5. Tuy nhiên, giới quan sát tin chắc rằng, Thượng viện cuối cùng sẽ thông qua dự luật "Ukraina".

“Rand Paul là người duy nhất dám lên tiếng chống lại dự luật này. Các thượng nghị sĩ không có quyền phủ quyết, và số còn lại đã ủng hộ gói viện trợ cho Ukraina. Tuy nhiên, Rand Paul yêu cầu đưa ra những thay đổi vào văn bản và nếu ông ấy đạt được điều này, dự luật sẽ trở lại Hạ viện vô thời hạn. Nhưng, khả năng điều đó xảy ra là cực kỳ nhỏ”, - nhà Mỹ học Yuri Rogulev, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu Mỹ mang tên Franklin Roosevelt tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, lưu ý.

Cung cấp miễn phí nhưng với một số điều kiện

Tuy nhiên, Mỹ không bao giờ làm bất cứ điều gì "miễn phí". Tất cả gói viện trợ của Mỹ cho Ukraina có thể được gọi là có điều kiện. Đầu tháng 5, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật Cho vay - Cho thuê 2022 nhằm xúc tiến việc chuyển các lô hàng vũ khí của Mỹ tới Ukraina.
Binh sĩ Ukraina kiểm tra vũ khí mới, bao gồm hệ thống chống tăng NLAW và các loại súng phóng lựu chống tăng khác, ở Kiev
Đạo luật Cho vay - Cho thuê từng được sử dụng trong Thế chiến 2 để cung cấp vũ khí cho các nước đồng minh, phần nào trên cơ sở có đi có lại. Hoa Kỳ đã cung cấp vũ khí, vật liệu chiến lược và lương thực cho các đồng minh trong liên minh chống Hitler chống Nhật: Anh, Liên Xô, chính phủ de Gaulle ở Pháp và cả Trung Quốc. Nhưng, các gói viện trợ này không phải là miễn phí! Kết quả là, Vương quốc Anh nợ 31,4 tỷ USD, Liên Xô - 10,9 tỷ USD. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã hủy bỏ các khoản nợ đối với London, nhưng không hủy bỏ các khoản nợ đối với Mátxcơva. Và Liên Xô phải trả nợ tới năm 2006, chuyển nhiều hàng hóa như bạch kim, vàng và gỗ tới Mỹ.
Điều khoản đạo luật Cho vay - Cho thuê quy định khí tài quân sự phải được sử dụng cho đến khi trả lại hoặc bị tiêu hủy, ngụ ý sử dụng tạm thời với việc trả lại (hoặc thanh toán), nhưng với một khoản thanh toán chắc chắn cho những gì không thể trả lại về nguyên tắc (ví dụ, đạn dược). Chỉ những thiết bị và quân dụng bị phá hủy trong các trận chiến mới được xóa sổ. Theo đó, chương trình viện trợ này có thể được coi là cho vay nặng lãi. Nhưng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như vậy. Bây giờ rõ ràng là sẽ khác.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tướng Đức công nhận sự ưu thế của Nga ở Ukraina
Sự hào phóng của Mỹ sẽ khiến Ukraina phải trả giá bao nhiêu? Chính quyền Kiev không nghĩ đến chuyện sẽ phải thanh toán tất cả các khoản nợ! Vì một số lý do, Kiev kỳ vọng rằng, phương Tây sẽ trang trải các chi phí ... từ ngân sách của chính họ, từ tài khoản của các nhà tài phiệt Nga, hoặc từ tài sản bị đóng băng của Matxcơva.
Chuyên gia chính trị Denis Denisov có ý kiến khác:

“... bất chấp những tuyên bố lớn tiếng, người Mỹ khó có thể cho phép Kiev “thoát ra khỏi lưỡi câu”. Không sớm thì muộn, Washington sẽ yêu cầu bồi thường cho chương trình Cho vay - Cho thuê. Đó có thể là việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp với mức giá thấp hơn, cấp quyền xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraina, thực hiện các dự án có lợi cho các công ty phương Tây”.

Thảo luận