CSTO - một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả
"Trong quá trình tồn tại, vai trò của CSTO khá mờ nhạt do có nhiều quy định ngăn cản việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên. Chỉ khi một trong các thành viên có lời kêu gọi trợ giúp thì cơ chế can thiệp mới được kích hoạt. Nguyên nhân thứ hai là tình hình an ninh đối ngoại của các quốc gia trong khối nhìn chung được bảo đảm bởi nhiều thành viên của khối này không nằm trên địa bàn quan trọng trong cạnh tranh chiến lược toàn cầu", - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
"Kể từ khi người đứng đầu Nhà nước Kazakhstan đưa ra lời kêu gọi tợ giúp cho đến khi Liên quân CSTO do Nga dẫn đầu dẹp tan cuộc bạo loạn do các phần tử có vũ trang từ bên ngoài xâm nhập gây ra chỉ vỏn nện không quá 10 ngày. Một hành động mau lẹ như vậy khiến người ta liên tưởng đến các sự kiện đã diễn ra ở Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968) khi cơ chế trợ giúp chính trị-quân sự của Khối Warszawa được kích hoạt”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
"Tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi. Chúng ta đang chứng kiến việc hình thành rõ rệt những trục mới, thế giới đa cực đang hình thành trước mắt chúng ta. CSTO bắt đầu có hành động làm ta liên tưởng tới Khối Hiệp ước Warszawa trước đây. Đúng như Tổng thống Nga đã đánh giá: CSTO là một cấu trúc phòng thủ khu vực hiệu quả. Theo lời Tổng thống Vladimir Putin, một loạt các cuộc tập trận chung của CSTO ở Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã được lên kế hoạch vào mùa thu năm nay. Những cuộc tập trận này sẽ phục vụ cho việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và mức độ phối hợp của các cơ cấu quân sự của các quốc gia của tổ chức này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina sẽ quyết định không chỉ nền an ninh của Nga mà còn quyết định việc CSTO có thể tiếp tục mở rộng hay không
“Căn cứ tình hình hiện tại thì với sự trỗi dậy thứ hai từ nước Nga (sau Trung Quốc) vai trò độc tôn cai trị toàn cầu của Mỹ đang bị đe dọa, Và Mỹ thông qua cánh tay nối dài ở Châu Âu là NATO, đã “mượn” chính quyền thân phương Tây ở Ukraina là bàn đạp phản kích Nga. Và Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là một đòn “tiên phát chế nhân” của Nga nhằm vào NATO giống như đòn “tiên phát chế nhân” của Thái sư Đại Việt Lý Thường Kiệt năm 1076 vào đất Tống (Trung Quốc) nhằm chế ngự cuộc xâm lăng của Nhà Tống”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Nguyễn Hoàng phân tích trong trả lời phỏng vấn của Sputnik