Các giao dịch bơm tiền diễn ra trong tháng 3-4 vừa qua của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang có xu hướng tạm dừng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại qua kênh thị trường mở.
Bơm tiền thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay
Cụ thể, trong thông báo mới nhất, Kho Bạc Nhà nước đã chào thầu giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt 3 trong năm 2022, khối lượng 200 triệu USD với các ngân hàng thương mại. Với tỷ giá hiện tại, dự kiến cơ quan quản lý ngân quỹ sẽ bơm khoảng 4.600 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thương mại đợt này.
Tháng 3 trước đó, cũng chính Kho bạc Nhà nước đã thực hiện bơm gần 5.700 tỷ đồng ra thị trường thông qua giao dịch mua 250 triệu USD ngoại tệ giao ngay.
Nhờ động thái bơm tiền từ Kho bạc Nhà nước thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay, thanh khoản hệ thống ngân hàng phần nào vẫn được hỗ trợ. Kết quả là lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đã có tuần thứ 3 liên tiếp duy trì mức dưới 2%/năm.
Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm kết tuần ở mức 1,85%/năm, không đổi so với tuần trước và kỳ hạn kỳ hạn 1 tuần giảm 0,1 điểm %, cố định ở 2,15%/năm.
Trước đó, áp lực thanh khoản khi tín dụng tăng tích cực đã khiến lãi suất liên ngân hàng duy trì mức trên 2%/năm suốt nhiều tháng.
Trong tuần vừa qua, Chính phủ cũng đã chính thức ban hành Nghị định 31/2022 hướng dẫn chi tiết về hỗ trợ lãi suất (giảm 2%/năm lãi suất cho vay) từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023 đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Các giao dịch bơm tiền diễn ra trong tháng 3-4 vừa qua của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang có xu hướng tạm dừng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại qua kênh thị trường mở.
Cụ thể, trong thông báo mới nhất, Kho Bạc Nhà nước đã chào thầu giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đợt 3 trong năm 2022, khối lượng 200 triệu USD với các ngân hàng thương mại. Với tỷ giá hiện tại, dự kiến cơ quan quản lý ngân quỹ sẽ bơm khoảng 4.600 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thương mại đợt này.
Tháng 3 trước đó, cũng chính Kho bạc Nhà nước đã thực hiện bơm gần 5.700 tỷ đồng ra thị trường thông qua giao dịch mua 250 triệu USD ngoại tệ giao ngay.
Nhờ động thái này, thanh khoản hệ thống ngân hàng phần nào vẫn được hỗ trợ. Kết quả là lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đã có tuần thứ 3 liên tiếp duy trì mức dưới 2%/năm.
Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm kết tuần ở mức 1,85%/năm, không đổi so với tuần trước và kỳ hạn kỳ hạn 1 tuần giảm 0,1 điểm %, cố định ở 2,15%/năm.
Trước đó, áp lực thanh khoản khi tín dụng tăng tích cực đã khiến lãi suất liên ngân hàng duy trì mức trên 2%/năm suốt nhiều tháng.
Bơm tiền thông qua nghiệp vụ giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ
Bên cạnh việc bơm tiền thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay, Kho bạc Nhà nước trước đó đã tiến hành điều chỉnh hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trong quý 2/2022.
Theo đó, tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ trong quý 2 là 73.470 tỷ đồng, tăng đáng kể so với quy mô dự kiến 67.027 tỷ đồng công bố trong tháng 4 vừa qua.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, không phải ngân hàng nào cũng được quyền giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Các ngân hàng thương mại muốn được mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ phải đáp ứng đồng thời ba tiêu chí:
Trong danh sách các ngân hàng thương mại được xếp hạng theo mức độ an toàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính hàng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
Thứ hai, đang là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Thứ ba, không vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ với Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này trong vòng một năm (tính theo ngày) liền kề trước tính đến ngày Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ.
Mặt khác, trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước chấp nhận sử dụng trong giao dịch mua lại có kỳ hạn cũng phải đảm bảo hai điều kiện. Trong đó, trái phiếu Chính phủ đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán, có kỳ hạn còn lại tối đa không quá 1 năm.
Đồng thời, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và được phép chuyển nhượng; không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo trong thời gian mua lại có kỳ hạn, kể từ ngày thanh toán giao dịch lần 1.
Như vậy với các kế hoạch trên, Kho bạc Nhà nước dự kiến cung ra thị trường khoảng 78.000 tỷ đồng trong quý 2 này.